I/ NỘI DUNG CỦA CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN QUAN HỆ SẢN XUẤT Ở NƯỚC TA:
Đại hội IX đã xác định chiến lược phát triển quan hệ sản xuất ở nước ta:
- Ưu tiên phát triển lực lượng sản xuất, xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp theo định hướng xã hội chủ nghĩa
- Tồn tại 3 hình thức sở hữu cơ bản: sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể, và sở hữu tư nhân. Các hình thức sở hữu có thể đan xen, hỗn hợp. Trên cơ sở các hình thức sở hữu cơ bản đó, hình thành nhiều thành phần kinh tế với những hình thức tổ chức kinh doanh đa dạng.
- Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo; kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc.
- Chế độ sở hữu công cộng về tư liệu sản xuất chủ yếu từng bước được xác lập và sẽ chiếm ưu thế tuyệt đối khi chủ nghĩa xã hội được xây dựng xong về cơ bản.
READ: Nêu đặc điểm hợp đồng hoán đổi, nguyên tắc hạch toán hợp đồng hoán đổi cho mục đích thương mại
II/ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NỀN KINH TẾ NHIỀU THÀNH PHẦN DO ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM ĐỀ RA.
- Các thành phần kinh tế kinh doanh theo pháp luật đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
- Các thành phần kinh tế nước ta là : kinh tế tập thể, kinh tế cá thể, tiểu chủ, kinh tế tư bản tư nhân, kinh tế tư bản nhà nước, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
- Về định hướng phát triển đối với các thành phần kinh tế:
-
- Kinh tế nhà nước: củng cố, sắp xếp, điều chỉnh cơ cấu, đổi mới và nâng cao hiệu quả của các doanh nghiệp nhà nước.
- Kinh tế tập thể: phát triển với nhiều hình thức hợp tác đa dạng, trong đó hợp tác xã là nòng cốt.
- Kinh tế cá thể, tiểu chủ: Nhà nước tạo điều kiện và giúp đỡ để phát triển, khuyến khích các hình thức hợp tác tự nguyện, làm vệ tinh cho các doanh nghiệp hoặc phát triển lớn hơn.
- Kinh tế tư bản tư nhân: Khuyến khích phát triển rộng rãi trong các ngành nghề sản xuất, kinh doanh mà pháp luật không cấm.
- Kinh tế tư bản Nhà nước: Phát riển đa dạng dưới các hình thức liên doanh, liên kết giữa kinh tế Nhà nước với tư bản tư nhân trong và ngoài nước.
- Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài: Được tạo điều kiện thuận lợi để phát triển hướng vào xuất khẩu, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội gắn với thu hút công nghệ hiện đại, tạo thêm việc làm.
- Phát triển các hình thức tổ chức kinh doanh đan xen, hỗn hợp nhiều hình thức sở hữu khác nhau.