Câu hỏi trắc nghệm TT HCM có đáp án từ câu 251 tới câu 300
Trong quá trình đọc nếu còn vướng mắc về phần lý thuyết các bạn có thểm xem lại phần Giáo trình môn tư tưởng Hồ Chí Minh và ngoài ra các bạn có thể xem thêm các câu hỏi tự luận môn TT HCM. Các phần khác trong bộ 999 câu hỏi trắc nghiệm TT HCM các bạn có thể xem thêm tại đây.
251. Chọn cụm từ đúng điền vào chỗ trống trong câu nói của Hồ Chí Minh: “Một dân tộc dốt là một dân tộc …”
a. Chậm phát triển
b. Lạc hậu
c. Yếu (đ)
d. Không thể trở thành phú cường
252. Theo Hồ Chí Minh, Học để làm gì?
a. Làm việc
b. Làm người
c. Làm cán bộ
d. Cả a, b, c (đ)
253. Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, đời sống văn hoá mới không bao gồm những mặt nào?
a. Đạo đức mới
b. Lối sống mới
c. Nếp sống mới
d. Cách sống mới (đ)
254. Tác phẩm đầu tiên của Hồ Chí Minh đề cập đến đạo đức cách mạng là tác phẩm nào?
a. Bản án chế độ thực dân Pháp (1925)
b. Đường cách mệnh (1927) (đ)
c. Thường thức chính trị (1953)
d. Đạo đức cách mạng (1955)
255. Hồ Chí Minh đề cập đạo đức trong những quan hệ nào của mỗi người?
a. Đối với mình
b. Đối với người
c. Đối với việc
d. Cả a, b, c (đ)
256. Theo giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh, văn hoá có mấy chức năng?
a. 2
b. 3
c. 4
d. 5
257. Theo giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh, có mấy nguyên tắc xây dựng đạo đức mới?
a. 3 (đ)
b. 4
c. 4
d. 5
258. Trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, nền văn hoá mới có những tính chất nào?
a. Tính dân tộc
b. Tính khoa học
c. Tính đại chúng
d. Cả a, b, c (đ)
259. Theo Hồ Chí Minh, mục tiêu của giáo dục là gì?
a. Xoá nạn mù chữ, làm cho mọi người dân biết đọc, biết viết.
b. Hình thành đội ngũ trí thức cách mạng.
c. Đào tạo những con người tốt, có ích cho xã hội. (đ)
d. Phát triển khoa học nước nhà.
260. Theo Hồ Chí Minh, nội dung của nền giáo dục mới là gì?
a. Giáo dục toàn diện cả đức, trí, thể, mỹ. (đ)
b. Giáo dục tư tưởng chính trị
c. Giáo dục thái độ lao động
d. Giáo dục tri thức văn hoá
261. Lựa chọn đáp án trả lời đúng nhất về vai trò của văn hoá:
a. Phục vụ nhiệm vụ chính trị
b. Thúc đẩy xây dựng và phát triển kinh tế
c. Phục vụ nhiệm vụ chính trị, thúc đẩy xây dựng và phát triển kinh tế (đ)
d. Không có ảnh hưởng gì đến kinh tế và chính trị
262. Phương hướng vận dụng và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh trong sự nghiệp đổi mới là
a. Nắm vững quan điểm thực tiễn
b. Vận dụng và phát triển sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh
c. Giải quyết đúng những vấn đề do thực tiễn đặt ra
d. Cả a, b, c (đ)
263. Đặc điểm nổi bật của tình hình thế giới hiện nay là gì?
a. Có nguy cơ diễn ra chiến tranh thế giới
b. Nạn khủng bố hoành hành
c. Xuất hiện các vấn đề toàn cầu
d. Cuộc cách mạng khoa học – công nghệ phát triển mạnh mẽ (đ)
264. Thành tựu nổi bật nhất của Việt Nam về chính trị trong những năm đổi mới là gì?
a. Giữ vững độc lập dân tộc
b. Cơ bản ổn định (đ)
c. Phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa
d. Không có xung đột sắc tộc, tôn giáo
265. Hãy cho biết động lực chủ yếu của sự phát triển đất nước ta hiện nay là gì?
a. Thực hiện cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới
b.Phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc (đ)
c. Thực hiện bình đẳng và công bằng xã hội
d. Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại.
266. Hãy cho biết mục tiêu cách mạng của đất nước ta hiện nay là gì?
a. Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội
b. Dân giàu, nước mạnh
c. Xã hội công bằng, dân chủ, văn minh
d. Cả a, b, c (đ)
267. Cơ chế vận hành của hệ thống chính trị nước ta là gì?
a. Nhà nước lãnh đạo, Đảng quản lý, nhân dân làm chủ
b. Nhà nước làm chủ, Đảng lãnh đạo, nhân dân quản lý
c. Đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ (đ)
d. Đảng và Nhà nước lãnh đạo, quản lý, nhân dân làm chủ
268. Đánh dấu loại bỏ đáp án trả lời sai: Những mặt tích cực của Nho giáo là:
a. Triết lý hành động, tư tưởng nhập thế, hành đạo giúp đời.
b. Ước vọng về một xã hội bình trị, thế giới đại đồng.
c. Tư tưởng tự do, bình đẳng, dân chủ. (đ)
d. Triết lý nhân sinh; tu dưỡng, rèn luyện đạo đức.
269. Đánh dấu loại bỏ đáp án trả lời sai: Những mặt tích cực của Phật giáo là:
a. Tư tưởng vị tha, từ bi, bác ái, cứu khổ cứu nạn.
b. Tinh thần bình đẳng, dân chủ chất phác, không phân biệt đẳng cấp.
c. Đề cao văn hoá, lễ giáo, tạo ra truyền thống hiếu học. (đ)
d. Coi trọng tu dưỡng đạo đức, giản dị, trong sạch, chăm lo làm điều thiện.
270. Đánh dấu loại bỏ đáp án trả lời sai: Những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam là:
a. Chủ nghĩa yêu nước; tinh thần đấu tranh anh dũng, bất khuất chống ngoại xâm; ý chí tự lực, tự cường.
b. Tinh thần nhân nghĩa, truyền thống đoàn kết, tương thân, tương ái.
c. Đề cao quyền tự do, bình đẳng, dân chủ. (đ)
d. Cần cù, dũng cảm, thông minh, sáng tạo, ham học hỏi.
271. Đánh dấu loại bỏ đáp án trả lời sai: Những mặt tích cực của văn hoá phương Tây là:
a. Tư tưởng tự do, bình đẳng, bác ái.
b. Tư tưởng dân chủ và cách mạng.
c. Đề cao quyền bình đẳng, quyền sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc.
d. Đề cao văn hoá, lễ giáo, trung quân, ái quốc. (đ)
272. Tư tưởng Hồ Chí Minh khẳng định: độc lập tự do là quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm là cho dân tộc nào?
a. Dân tộc Việt Nam.
b. Các dân tộc bị áp bức.
c. Các dân tộc bị áp bức và giai cấp vô sản thế giới.
d. Tất cả các dân tộc trên thế giới. (đ)
273. “Luận cương của V. I. Lênin làm cho tôi rất cảm động, phấn khởi, sáng tỏ, tin tưởng biết bao. Tôi vui mừng đến phát khóc lên. Ngồi một mình trong buồng mà tôi nói to lên như đang nói trước quần chúng đông đảo: hỡi đồng bào bị đọa đày đau khổ? Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng của chúng ta”. Nguyễn Ái Quốc nói câu ấy khi đang ở đâu?
a. Luân Đôn, Anh
b. Quảng Châu, Trung Quốc
c. Paris, Pháp (đ)
d. Máxcơva, Liên Xô
274. Nguyễn Ái Quốc đã trích dẫn luận điểm nổi tiếng của V. I. Lênin: “Không có lý luận cách mệnh thì không có cách mệnh vận động … chỉ có theo lý luận cách mệnh tiền phong, Đảng cách mệnh mới làm nổi trách nhiệm cách mệnh tiền phong”. Câu nói được ghi ở trang đầu tiên của cuốn sách nào?
a. Bản án chế độ thực dân Pháp
b. Nhật ký trong tù Việt Nam
c. Đường cách mệnh (đ)
d. V. I. Lênin và các dân tộc thuộc địa
275. Công nông là gốc cách mệnh. Học trò, nhà buôn nhỏ, điền chủ nhỏ là bầu bạn cách mệnh của công nông. Quan điểm đó của Nguyễn Ái Quốc viết trong tác phẩm nào?
a. Bản án chế độ thực dân Pháp
b. Nông dân Trung Quốc
c. V. I. Lênin và Phương Đông
d. Đường cách mệnh (đ)
276. “Trước hết phải có Đảng cách mệnh để trong thì vận động và tổ chức dân chúng, ngoài thì liên lạc với dân tộc bị áp bức và vô sản giai cấp mọi nơi.” Câu nói đó đựơc Nguyễn ái Quốc viết trong tác phẩm nào?
a. Đường cách mệnh (đ)
b. Sửa đổi lối làm việc
c. Đây “công lý” của thực dân Pháp ở Đông Dương
d. V. I. Lênin và Phương Đông
277. Hãy cho biết, Nguyễn Ái Quốc đọc tham luận tại Đại hội nào của Quốc tế Cộng sản?
a. Đại hội V (đ)
b. Đại hội VI
c. Đại hội VII
d. Cả ba Đại hội trên
278. Hãy cho biết, Nguyễn Ái Quốc đã tham dự những Đại hội nào của Quốc tế Cộng sản?
a. Đại hội II & V
b. Đại hội IV & V
c. Đại hội V & VI
d. Đại hội V & VII (đ)
279. Hãy cho biết, trong thời gian hoạt động ở Pháp (1917 – 1923), Nguyễn Ái Quốc là thành viên của tổ chức chính trị nào dưới đây?
a. Đảng Xã hội Pháp
b. Đảng Cộng sản Pháp
c. Hội liên hiệp thuộc địa
d. Cả ba tổ chức trên (đ)
280. Hãy cho biết, Nguyễn Ái Quốc không tham gia vào việc sáng lập tổ chức chính trị nào dưới đây?
a. Hội những người Việt Nam yêu nước
b. Đảng Xã hội Pháp (đ)
c. Đảng Cộng sản Pháp
d. Hội liên hiệp thuộc địa
281. Thuật ngữ “tư tưởng Hồ Chí Minh” được dùng theo nghĩa nào?
a) Là tư tưởng của 1 cá nhân
b) Là tư tưởng của lãnh tụ
c) Là tư tưởng của 1 giai cấp, 1 dân tộc (đ)
d) Là tất cả những vấn đề trên
282. Đối tượng của bộ môn tư tưởng Hồ Chí Minh là gì?
a) Quá trình sản sinh ra tư tưởng
b) Quá trình hiện thực hoá tư tưởng
c) Quá trình sản sinh và hiện thực hoá tư tưởng (đ)
d) Quá trình Đảng Cộng sản vận dung tư tưởng Hồ Chí Minh
283. Tư tưởng Hồ Chí Minh có vị trí như thế nào trong hệ thống tư tưởng của Đảng Cộng Sản Việt Nam?
a) Là 1 bộ phận trong hệ thống tư tưởng của Đảng
b) Là bộ phận quan trọng trong hệ thống tư tưởng của Đảng
c) Là bộ phận rất quan trọng trong hệ thống tư tưởng của Đảng
d) Là bộ phận nền tảng, kim chỉ nam cho hành động của Đảng (đ)
284. Vấn đề nào mà giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh chưa nêu khi nói về ý nghĩa học tập môn học này đối với sinh viên?
a) Nâng cao năng lực tư duy lý luận và phương pháp công tác
b) Bồi dưỡng phẩm chất đạo đức cách mạng và rèn luyện bản lĩnh chính trị
c) Nâng cao long tự hào dân tộc, tự hào về Bác kính yêu
d) Bồi dưỡng tình yêu thiên nhiên, ý thức bảo vệ môi trường (đ)
285. Tư tưởng Hồ Chí Minh thuộc hệ tư tưởng nào?
a) Hệ tư tưởng phong kiến
b) Hệ tư tưởng tư sản
c) Hệ tư tưởng Mac-Lênin (đ)
d) Là sự pha trộn 3 hệ tư tưởng trên
286. Định nghĩa tư tưởng Hồ Chí Minh của đại hội IX Đảng Cộng sản Việt Nam nêu lên 4 vấn đề: nguồn gốc tư tưởng Hồ Chí Minh, bản chất cách mạng và khoa học của tư tưởng Hồ Chí Minh, nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh … Vấn đề thứ 4 là gì?
a) Giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh
b) Mục đích tư tưởng Hồ Chí Minh
c) Ý nghĩa của tư tưởng Hồ Chí Minh (đ)
d) Cả 3 vấn đề trên đều đúng
287. Bộ môn tư tưởng Hồ Chí Minh có 6 nhiệm vụ cần phải làm rõ: Xác định cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh; nội dung, bản chất cách mạng, khoa học của tư tưởng Hồ Chí Minh; vai trò nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam hành động của tư tưởng Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam; quá trình nhận thức, vận dụng, phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh của Đảng ta qua các thời kì cách mạng; giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh… Nhiệm vụ còn lại là gì?
a) Làm rõ tư tưởng kinh tế của Hồ Chí Minh
b) Làm rõ tư tưởng ngoại giao của Hồ Chí Minh
c) Làm rõ tư tưởng quân sự của Hồ Chí Minh
d) Xác định rõ các giai đoạn hình thành, phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh (đ)
288. Có 6 nguyên tắc phương pháp luận khi nghiên cứu, học tập tư tưởng Hồ Chí Minh: Bảo đảm sự thống nhất nguyên tắc tính Đảng và tính khoa học; nguyên tắc lý luận gắn liền với thực tiễn; quan điểm lịch sử cụ thể; quan điểm toàn diện và hệ thống; kết hợp nghiên cứu tác phẩm với thực tiễn chỉ đạo cách mạng của Hồ Chí Minh. Quan điểm còn lại là gì?
a) Quan điểm toàn diện và hệ thống
b) Quan diểm vận dụng phương pháp lien ngành khoa học
c) Quan điểm phân tích và tổng hợp các sự kiện kịch sử
d) Quan điểm kế thừa và phát triển (đ)
289. Trong các phương pháp cụ thể dùng để nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh, phương pháp nào mang lại kết quả đúng đắn nhất?
a) Phương pháp thống kê
b) Phương pháp phỏng vấn nhân chứng lịch sử
c) Phương pháp logic- lịch sử
d) Phương pháp liên ngành khoa học (đ)
290. Trong những tiền đề lý luận hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh , tiền đề nào quyết định bản chất cách mạng và khoa học của tư tưởng Hồ Chí Minh?
a) Tinh hoa văn hoá dân tộc
b) Tinh hoa văn hoá nhân loại
c) Chủ nghĩa Mac- Lenin (đ)
d) Tất cả các tiền đề trên
291. Ai là người thầy đầu tiên của Nguyễn Tất Thành hiểu theo nghĩa cao quý nhất của từ này?
a) Phan Bội Châu
b) Vương Thúc Quý
c) Nguyễn Sinh Sắc (đ)
d) Lê Văn Miến
292. Nguyễn Tất Thành ra nước ngoài tìm đường cứu nước?
a) 6-5-1911
b) 5-6-1911 (đ)
c) 15-6-1911
d) 25-6-1911
293. Ai gợi ý cho Nguyễn Tất Thành về phương pháp tìm đường cứu nước qua câu nói sau đây: “muốn đánh Pháp phải hiểu Pháp, muốn hiểu Pháp, phải học tiếng Pháp”?
a) Nguyễn Sinh Sắc
b) Phan Bội Châu
c) Hoàng Thông
d) Nguyễn Quý Song (đ)
294. Lý do chính của Nguyễn Ái Quốc đến Pháp?
a) Để học nghề
b) Để tìm hiểu văn minh Pháp
c) Để vận động nhân dân Pháp ủng hộ cách mạng Việt Nam
d) Vì nguồn gốc mọi đau khổ của nhân dân Việt Nam là ở tại “chính quốc”. (đ)
295. Nguyễn Ái Quốc sang Mỹ nhằm mục đích gì?
a) Để tham quan
b) Để học nghề
c) Để nghiên cứu tuyên ngôn độc lập của nước Mỹ
d) Để nghiên cứu cách mạng dân chủ tư sản Mỹ (đ)
296. “Cách mệnh Pháp cũng như cách mệnh Mỹ, nghĩa là cách mệnh tư bản, cách mệnh không đến nơi, tiếng là cộng hoà dân chủ, kỳ thực trong thì nó tước lục công nông, ngoài thì nó áp cứa thuộc địa”. Câu nói được trích từ tác phẩm nào?
a) Hồ Chí Minh toàn tập, tập 1
b) Hồ Chí Minh toàn tập, tập 2 (đ)
c) Hồ Chí Minh toàn tập, tập 3
d) Hồ Chí Minh toàn tập, tập 4
297. Nguyễn Ái Quốc gửi bản yêu sách của nhân dân An Nam tới hội nghị Vecxay vào năm nào?
a) 1918
b) 1919 (đ)
c) 1920
d) 1921
298. “Luận cương của Lenin làm cho tôi rất phấn khởi, sáng tỏ, tin tưởng biết bao. Tôi vui mừng đến phát khóc lên. Ngối 1 mình trong buống mà tôi phải nói to lên như đang nói trước quần chúng đông đảo: Hỡi đồng bào bị đoà đày đau khổ! Đây là con đường giải phóng chúng ta”. Câu trên được trích dẫn từ tác phẩm nào của Nguyễn Ái Quốc?
a) Đời hoạt động của Hồ Chủ Tịch
b) Con đường dẫn tôi đến với chủ nghĩa Mac-Lenin (đ)
c) Lenin vĩ đại
d) Cách mạng tháng Mười và con đường giải phóng thuộc địa
299. “Luận cương của Lenin về những vấn đề dân tộc và thuộc địa đến với Ngưởi như một ành sáng kỳ diệu nâng cao về chất tất cả những hiểu biết và tình cảm cách mạng mà Người hằng nung nấu”. Ai là tác giả nhận định trên?
a) Trường Chinh (đ)
b) Phạm Văn Đồng
c) Lê Duẩn
d) Nguyễn Văn Linh
300. Bác Hồ thành lập Hội những người Việt Nam yêu nước tại Pháp năm nào?
a) 1917 (đ)
b) 1918
c) 1919
d) 1920