Phân tích đặc điểm tình hình nước ta sau khi hoà bình lập lại (7-1954) và nội dung cơ bản của đường lối cách mạng Việt Nam do Đại hội lần thứ III của Đảng tháng 9 năm 1960 vạch ra?

1. Đặc điểm tình hình nước ta từ sau khi hoà bình lập lại (7- 1954)

Chiến thắng Điện Biên Phủ đã dẫn đến thắng lợi của Hội nghị Giơnevơ (1954) về Đông Dương, công nhận chủ quyền, độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. Miền Bắc đã hoàn toàn giải phóng.

Ở Miền Nam, Mỹ đã hất cẳng Pháp hòng biến miền Nam nước ta thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của chúng, lập phòng tuyến ngăn chặn chủ nghĩa xã hội lan xuống Đông – Nam châu Á, đồng thời lấy miền Nam làm căn cứ để tiến công miền Bắc, tiền đồn của chủ nghĩa xã hội ở Đông – Nam châu Á, hòng đè bẹp và đẩy lùi chủ nghĩa xã hội ở vùng này, bao vây và uy hiếp các nước xã hội chủ nghĩa khác.

Đất nước bị tạm thời chia cắt làm hai miền, có hai chế độ chính trị, xã hội khác nhau. Miền Bắc đã hoàn toàn được giải phóng, cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân về cơ bản đã hoàn thành và bước vào thời kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội.

Còn ở miền Nam: về cơ bản xã hội miền Nam là thuộc địa kiểu mới. Đặc điểm đó đòi hỏi Đảng ta phải đề ra được đường lối cách mạng phù hợp với đặc điểm tình hình mới để đưa cách mạng Việt Nam tiến lên.

2. Nội dung cơ bản đường lối cách mạng Việt Nam của Đảng

Sau khi vạch rõ mâu thuẫn chung của cả nước và những mâu thuẫn cụ thể của từng miền, Đại hội lần thứ III của Đảng đã xác định nhiệm vụ chung của cách mạng Việt Nam trong giai đoạn này là: Tăng cường đoàn kết toàn dân, kiên quyết đấu tranh giữ vững hoà bình, đẩy mạnh cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, đồng thời đẩy mạnh cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, thực hiện thống nhất nước nhà trên cơ sở độc lập và dân chủ, xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh. Thiết thực góp phần tăng cường phe xã hội chủ nghĩa và bảo vệ hoà bình ở Đông – Nam châu Á và thế giới.

READ:  Sau 10 năm thực hiện đường lối đổi mới 1985 - 1995?

Đại hội vạch rõ hai chiến lược cách mạng ở hai miền là:

  • Tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc.
  • Giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị của đế quốc Mỹ và bọn tay sai, thực hiện thống nhất, hoàn thành độc lập dân chủ trong cả nước.

Hai chiến lược đó có quan hệ mật thiết và tác động thúc đẩy lẫn nhau, nhằm trước mắt phục vụ mục tiêu chung của cách mạng cả nước là: Thực hiện hoà bình thống nhất Tổ quốc, giải quyết mâu thuẫn chung của cả nước là mâu thuẫn giữa nhân dân ta với đế quốc Mỹ cùng bè lũ tay sai của chúng. Giải quyết mâu thuẫn chung ấy là nghĩa vụ của nhân dân cả nước.

Vị trí, nhiệm vụ cụ thể của cách mạng mỗi miền:

  • Miền Bắc là căn cứ địa cách mạng chung của cả nước; cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc có vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển của toàn bộ cách mạng Việt Nam, đối với sự nghiệp thống nhất nước nhà.
  • Cách mạng miền Nam có vị trí rất quan trọng. Nó có tác dụng quyết định trực tiếp đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị của đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai, thực hiện hoà bình thống nhất nước nhà, hoàn thành nhiệm vụ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước, cùng cả nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
READ:  Quá trình hình thành đạo Hồi , Ảnh hưởng của Việt Nam?

Thực tiễn cách mạng Việt Nam từ sau tháng 7-1954 đến tháng 5-1975 chứng minh đường lối tiến hành đồng thời hai chiến lược cách mạng ở hai miền của Đảng Lao động Việt Nam là đúng đắn và sáng tạo, thể hiện tính nhất quán của đường lối giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội được Đảng đề ra trong

Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng.

Một Đảng thống nhất lãnh đạo một nước tạm thời chia cắt làm đôi, tiến hành đồng thời hai chiến lược cách mạng khác nhau, đó là đặc điểm lớn nhất cũng là nét độc đáo của cách mạng nước ta từ tháng 7-1954 đến tháng 5-1975.