Phân tích Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn

Trong nền văn học Việt Nam có những tác phẩm ra đời để rồi trở thành những áng văn bất hủ cùng thời đại,  trải qua biết bao nhiêu sóng gió của thời gian nhưng vẫn vẹn nguyên giá trị đến tận ngày nay.  Cùng với tác phẩm Nam Quốc Sơn Hà,  Bình Ngô Đại Cáo,  Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn cũng là một tác phẩm,  một áng văn bất hủ để đời.  Vậy điều gì đã làm nên sức sống ấy?

Hịch tướng sĩ là một áng văn nghị luận cổ của văn học trung đại Việt Nam,  được viết vào giữa thế kỷ XIII,  trước cuộc kháng chiến chống Mông Nguyên lần thứ hai.  Tác giả bài Hịch là một danh tướng kiệt xuất của triều Trần,  vị chủ tướng của cuộc kháng chiến lúc bấy giờ.  Với trọng trách mà dân tộc giao phó đè nặng trên đôi vai,  với nhiệt tình yêu nước cháy bỏng,  Trần Quốc Tuấn nung nấu một khát vọng cao cả: chiến thắng giặc thù,  giữ yên giang sơn bờ cõi.  Để khơi dậy ngọn lửa yêu nước và động viên ý chí chiến đấu trong ba quân tướng sĩ,  Trần Quốc Tuấn đã ra lời kêu gọi tướng sĩ bằng một bài Hịch bất hủ: Dụ Chư tì tưởng hịch vân – còn gọi là Hịch tướng sĩ văn,  áng hùng văn của mọi thời đại.

Trước tiên chúng ta đi tìm hiểu về thể loại hịch,  đó là một thể văn thư cổ mà các tướng lĩnh,  vua chúa hoặc người thủ lĩnh một tổ chức,  một phong trào dùng để kêu gọi cổ vũ mọi người hăng hái chiến đấu tiêu diệt kẻ thù.  Hịch thường được viết theo lối văn tứ lục,  cũng có khi viết bằng văn xuôi hay thơ lục bát.  Một bài hịch thường được cấu trúc theo ba phần chính:phần đầu: nêu lên một nguyên lí đạo đức hay chính trị làm cơ sở tư tưởng,  lí luận; phần giữa: nêu thực trạng đáng chú ý (thường là kể tội kẻ thù); phần cuối: nêu giải pháp và lời kêu gọi chiến đấu.  Hịch viết xong thường được vào ống hịch và do các sứ giả truyền đi khắp nơi.  Nếu như hịch khẩn cấp thì trên đầu ống hịch thường có một chùm lông gà (do vậy mà gọi là vũ hịch).

Đoạn văn mở đầu Trần Quốc Tuấn đã nêu gương những anh hùng,  những vị trung thân nghĩa sĩ đã hết mình vì nước mà mất đi cả tính mạng.  Nói cách khác tác giả đang nêu lên nguyên lí đạo đức ,  cơ sở lý luận tư tưởng để khích lệ quân sĩ của mình.  Những vị trung thân nghĩa sĩ ấy là “Kỷ Tín đem mình chết thay,  cứu thoát cho Cao Ðế; Do Vu chìa lưng chịu giáo,  che chở cho cho Chiêu Vương; Dự Nhượng nuốt than,  báo thù cho chủ; Thân Khoái chặt tay để cứu nạn cho nước.  Kính Ðức một chàng tuổi trẻ,  thân phò Thái Tông thoát khỏi vòng vây Thái Sung; Cảo Khanh một bầy tôi xa,  miệng mắng Lộc Sơn,  không theo mưu kế nghịch tặc”.  có thể nói lập luận của Trần Quốc Tuấn vô cùng dễ hiểu ngắn gọn và súc tích.  Ngài nói rằng võ tướng không thể hiểu được thì ngài lại lấy những minh chứng thực tế để cho họ hiểu.  Và từ những điều ấy thì xét về thời điểm họ ra đời thì cũng phải có trách nhiệm với sự tồn vong của đất nước.

READ:  Hưng Đạo Vương, Trần Quốc Tuấn

Sang đoạn tiếp theo tác giả đã phơi bày tố cáo những tội ác mà bọn giặc gây ra cho đất nước ta,  đồng thời qua đó ông thể hiện tấm lòng yêu nước và căm thù giặc sâu sắc của mình.  Tội ác của chúng được Trần Quốc Tuấn nêu lên “Ngó thấy sứ giặc đi lại nghênh ngang ngoài đường,  uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình,  đem thân dê chó mà bắt nạt tể phụ,  thác mệnh Hốt Tất Liệt mà đòi ngọc lụa,  để thỏa lòng tham không cùng,  giả hiệu Vân Nam Vương mà thu vàng bạc,  để vét của kho có hạn.  Thật khác nào như đem thịt mà nuôi hổ đói,  sao cho khỏi để tai vạ về sau !”.  đó là hàng loạt tội ác của quân giặc,  qua những hình ảnh “ nghênh ngang đi giữa đường” “ sỉ mắng triều đình” và những âm mưu của chúng ta đã vạch rõ tội ác và âm mưu của chúng.  Không những thế tác giả còn thể hiện sự khinh bỉ chúng qua hình ảnh như “ đem thân dê chó mà bắt nạt tể phụ” .  đồng thời tác giả tiếp tục bày tỏ lòng yêu nước và căm thù giặc của cá nhân mình.  “a thường tới bữa quên ăn,  nửa đêm vỗ gối,  ruột đau như cắt,  nước mắt đầm đìa; chỉ giận chưa thể xả thịt,  lột da,  ăn gan,  uống máu quân thù; dẫu cho trăm thân ta phơi ngoài nội cỏ,  nghìn thây ta bọc trong da ngựa,  cũng nguyện xin làm”.  Những lời văn chắc nịnh ấy như vang lên một sự căm thù đến tột đỉnh kẻ thù của mình,  tác giả đã có nhưng lúc quên ăn,  nước mắt đầm đìa,  ruột đau như cắt ,  ý chí kiên cường quyết tâm của Trần Quốc Tuấn cũng thể hiện rõ sự căm thù đó.  Dẫu có phải phơi xác ngoài chiến trường thì cũng nguyện xin làm để đánh đuổi bọn xâm lược dê chó kia.

Sau khi nêu mới ân tình giữa chủ soái và tướng sĩ,  Trần Quốc Tuấn phê phán những hành động sai của tướng sĩ,  đồng thời khẳng định những hành động nên làm nhằm thức tỉnh sự tự ý thức,  trách nhiệm,  tự nhìn nhận lại mình để điều chỉnh suy nghĩ cũng như hành động của tướng sĩ.  Tác giả nêu lên sự thiệt hơn công bằng trong quân đội,  đói thì cho cơm ăn,  đi thủy thì cho thuyền mà đi bộ thì cho ngựa…nhưng nay chủ nhục mà quân không biết lo.  Tác giả tiếp tục nêu những sai lệch trong quân đội để cảnh tỉnh binh sĩ.  Những sai lệch ấy là có người thì mê rượu,  cờ bạc,  quyến luyến vợ con,  làm ruộng vườn để cung phụng gia đình,  có kẻ lại ham săn bắn mà nhác việc quân.  Đó là tất cả những sai lệch trong quân đội rất đáng lo ngại nếu bất chợt giặc Nguyên Mong sang thì nhưng sai lệch ấy,  việc làm ấy có thể cứu đất nước được hay không?.  Đợi đến lúc đó vợ con cũng không còn để mà quyến luyến nữa,  đất nước cung chẳng phải của mình mà tiếng nhơ nhuốc còn để lại mãi đời sau,  lúc đo thì còn vui được nữa hay không.  Từ đó Trần Quốc Tuấn nêu lên những việc cần phải làm ngay chính lúc này là tập trung vào luyện binh pháp,  theo Binh Thư Yếu lược để đánh đuổi quân Mông được.  Và việc đó đồng nghĩa với việc những người thân hay những thú vui của họ sẽ vẫn còn,  lúc ây vui cũng chưa muộn “Các ngươi ở cùng ta coi giữ binh quyền đã lâu ngày,  (.  .  .  ) lúc trận mạc xông pha thì cùng nhau sống chết,  lúc ở nhà nhàn hạ thì cùng nhau vui cười.  ” ,  “Lúc bấy giờ,  ta cùng các ngươi sẽ bị bắt,  đau xót biết chừng nào! Chẳng những thái ấp của ta không còn,  mà bổng lộc của các ngươi cũng mất; chẳng những gia quyến của ta bị tan,  mà vợ con các ngươi cũng khốn; chẳng những xã tắc tổ tông ta bị giày xéo,  mà phần mộ cha mẹ các ngươi cũng bị quật lên.  .  .  ”.  từ những lời nói ấy ta như thấy được Trần Quốc Tuấn đã rất khôn khéo với những lời trách móc hay cũng như giáo huấn binh sĩ của mình.  Nhưng lại có lúc lời nói ấy không giống của một chủ tướng mà giống người cùng cảnh ngộ với họ hơn.  Có thẻ thấy tác giả là một vị tướng tài ba thấu hiểu hết những buồn vui cũng như thú chơi của binh sĩ để từ đó mà chấn chỉnh lại.  Trước những sai lệch thì như trách móc nhưng sau đó không phải là hình phạt như chém đầu hay đánh đập mà chỉ là những lời khuyên.  Điều đó góp phần cho quân sĩ không mất đi người nào mà còn được lòng người,  dùng biện pháp mạnh bây giờ chỉ khiến cho người ta thêm phần không nể phục.

READ:  Hình ảnh miền Tây Tổ Quốc qua bài thơ Tây Tiến - Quang Dũng

Nói tóm lại dù là khuyên răn bày tỏ thiệt hơn hay là lời nghiêm khắc cảnh cáo thì cũng đều nhằm khơi dậy ý thức về trách nhiệm,  bổn phận của tướng sĩ đối với giang sơn xã tắc,  đều hướng tới cái đích kêu gọi đồng tâm hiệp lực tiêu diệt quân xâm lược,  đối phó với kẻ thù.  Nghệ thuật trong bài cũng mang đến những thuyết phục tuyệt vời cho bài hịch.  Đó là nghệ thuật so sanh tương phản để thấy được sự ngông nghênh hống hách và bản chất dê chó của kẻ thù.  Đồng thời với giọng văn lúc nghiêm trang nhu trách móc,  sỉ mắng lúc nhẹ nhàng đồng cảnh ngộ,  lúc tha thiết như tâm tình,  lúc lại âm vang như thể hiên sự căm tức kẻ thù để đã mang lại hiệu ứng bất ngờ đến với binh sĩ.

Tất cả những nội dung và nghệ thuật ấy đã mang đến sự bất hủ và thành công cho áng văn này.  không những thế cũng chính bởi sự thuyết phục của bào hịch những lời nói,  những tâm tư tình cảm của Trần Quốc Tuấn đã đánh thức được binh sĩ giúp họ tỉnh lại và chú tâm vào công việc luyện binh pháp hằng ngày.  Để rồi đi đến một kết quả mong đợi và tốt đẹp đó là chiến thắng quân Nguyên Mông một cách huy hoàng.