Định nghĩa bộ máy nhà nước
Bộ máy nhà nước là hệ thống các cơ quan nhà nước tử TW đến địa phương được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc chung, thống nhất nhằm thực hiện những nhiệm vụ và chức năng của nhà nước, vì lợi ích của giai cấp thống trị.
Đặc điểm của bộ máy nhà nước
4 đặc điểm
Mỗi kiểu nhà nước có 1 cách thức tổ chức bộ máy nhà nước riêng tùy thuộc vào bản chất giai cấp, nhiệm vụ, chức năng và mục tiêu hoạt động của nhà nước cũng như các đk hoàn cảnh về lịch sử, VH, truyền thống dân tộc, tương quan lực lượng chính trị trong XH.
Tuy nhiên tất cả các bộ máy nhà nước đều có những đặc điểm chung như sau:
+ Bộ máy nhà nước là công cụ chuyên chính của giai cấp thống trị về kinh tế, chính trị, tư tưởng trong xã hội, bảo vệ trước hết lợi ích của giai cấp cầm quyền.
+ Bộ máy nhà nước nắm giữ đồng thời 3 loại quyền lực trong xã hội: quyền lực kinh tế, quyền lực chính trị, quyền lực tinh thần.
+ Bộ máy nhà nước sử dụng pháp luật – phương tiện có hiệu lực nhất để quản lý xã hội và việc quản lý này được tiến hành chủ yếu dưới 3 hình thức pháp lý cơ bản: xây dựng pháp luật, tổ chức thực hiện pháp luật và bảo vệ pháp luật.
+ Bộ máy nhà nước vận dụng 2 phương pháp chung cơ bản là thuyết phục và cưỡng chế để quản lý xã hội (phụ thuộc bản chất của nhà nước…)
--> Bộ máy nhà nước ko phải là tập hợp đơn giản các cơ quan nhà nước mà là 1 hệ thống thống nhất các cơ quan nhà nước, có sự liên hệ chặt chẽ, tác động qua lại lẫn nhau, hỗ trợ nhau cùng thực hiện những mục tiêu chung.
Cơ quan nhà nước
Là bộ phận cấu thành bộ máy nhà nước, là 1 tổ chức chính trị có tính độc lập tương đối về cơ cấu tổ chức, bao gồm 1 nhóm công chức được nhà nước giao cho những quyền hạn và nghĩa vụ nhất định.
Đặc điểm cơ bản của cơ quan nhà nước:
– Tính quyền lực nhà nước: thể hiện ở thẩm quyền được nhà nước trao mà tiêu biểu nhất là quyền ban hành những văn bản pháp luật.
– Tính bắt buộc phải thi hành đối với cá nhân, tổ chức, cơ quan nhà nước có liên quan.