Trong xã hội luôn tồn tại mối quan hệ giữa các chủ thể, người ta gọi đó là quan hệ xã hội, quan hệ xã hội diễn ra ở nhiều lĩnh vực nhưng cơ bản là ở lĩnh vực vật chất và tinh thần, các quan hệ này cần thiết phải có sự điều chỉnh nếu ko các quan hệ sẽ phát triển tự nhiên dẫn đến lệch lạc có thể ko theo hướng thỏa mãn giai cấp thống trị. Các quan hệ xã hội phong phú nên cần dùng nhiều loại quy phạm điều chỉnh: đạo đức, phong tục tập quán, tôn giáo tín ngưỡng, qui phạm pháp luật…
Hiệu quả tác động của các quy phạm pháp luật lên các quan hệ xã hội là khác nhau, trong đó việc dùng pháp luật để tác động lên các quan hệ xã hội là thu được kết quả cao nhất, nó làm cho các chủ thể tham gia vào quan hệ đó được hưởng những quyền và gánh vác nghĩa vụ, quyền và nghĩa vụ của các chủ thể mang tính pháp lý.
Định nghĩa quan hệ pháp luật
Quan hệ pháp luật là quan hệ xã hội được qui phạm pháp luật điều chỉnh. Nó làm cho các chủ thể tham gia vào quan hệ đó được hưởng những quyền và phải gánh vác những nghĩa vụ nhất định. Những quyền và nghĩa vụ của các chủ thể đó được nhà nước đảm bảo thực hiện.
Đặc điểm của quan hệ pháp luật
– Quan hệ pháp luật là loại quan hệ tư tưởng của kiến trúc thượng tầng.
– Quan hệ pháp luật là quan hệ mang tính ý chí và được thể hiện:
+ Ý chí của các chủ thể tham gia vào quan hệ đó (cụ thể là các quan hệ hợp đồng. Ví dụ : quan hệ mua bán của 2 bên)
+ Ý chí của nhà nước: Quan hệ pháp luật là quan hệ xã hội được quy phạm pháp luật điều chỉnh mà quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành và thể hiện ý chí của nhà nước.
Trong một số quan hệ pháp luật đặc biệt thì nhà nước tham gia với tư cách là một chủ thể và việc tham gia vào quan hệ đó là hoàn toàn thể hiện ý chí của nhà nước. (Ví dụ : Nhà nước tham gia xử các vụ án vi phạm pháp luật giết người)
– Quan hệ pháp luật xuất hiện trên cơ sở của quy phạm pháp luật. Quan hệ pháp luật là quan hệ xã hội được quy phạm pháp luật điểu chỉnh. Như vậy, một quan hệ xã hội chỉ trở thành quan hệ pháp luật khi có một quy phạm pháp luật tác động lên quan hệ đó và như vật chúng ta có thể hiểu: Quan hệ pháp luật chính là hình thức pháp lý của quan hệ xã hội.
– Quan hệ pháp luật được tạo bởi những quuyền và nghĩa vụ của chủ thể khi các chủ thể tham gia vào quan hệ đó tức là khi tham gia vào một quan hệ xã hội được điểu chỉnh thì các chủ thể sẽ được hưởng những quyền và phải gánh vác những nghĩa vụ nhất định. Những quyền và nghĩa vụ của các chủ thể đó sẽ được nhà nước đảm bảo thực hiện.
Điều kiện để xuất hiện một quan hệ pháp luật
Hội đủ 3 điều kiện sau thì sẽ xuất hiện quan hệ pháp luật:
– Chủ thể pháp luật
– Quy phạm pháp luật
– Sự kiện pháp lý