Phân tích nguồn gốc bản chất vai trò của pháp luật

Pháp luật là một hệ thống các quy tắc xử sự do nhà nước đặt ra có tính quy phạm phổ biến, tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức và tính bắt buộc chung, thể hiện ý chí của giai cấp nắm quyền lực của nhà nước và được nhà nước đảm bảo thực hiện nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội.

[toc]

1 – Nguồn gốc của pháp luật:

Trong xã hội cộng sản nguyên thủy không có pháp luật nhưng lại tồn tại những quy tắc ứng xử sự chung thống nhất. đó là những tập quán và các tín điều tôn giáo.

– Các quy tắc tập quán có đặc điểm:

  • Các tập quán này hình thành một cách tự phát qua quá trình con người sống chung, lao động chung. Dần dần các quy tắc này được xã hội chấp nhận và trở thành quy tắc xử sự chung.
  • Các quy tắc tập quán thể hiện ý chí chung của các thành viên trong xã hội, do đó được mọi người tự giác tuân theo. Nếu có ai không tuân theo thì bị cả xã hội lên án, dư luận xã hội buộc họ phải tuân theo.

=> Chính vì thế tuy chưa có pháp luật nhưng trong xã hội cộng sản nguyên thủy, trật tự xã hội vẫn được duy trì.

– Khi chế độ tư hữu xuất hiện xã hội phân chia thành giai cấp quy tắc tập quán không còn phù hợp nữa thì tập quán thể hiện ý chí chung của mọi người. trong điều kiện xã hội có phân chia giai cấp và mâu thuẫn giai cấp không thể điều hòa được. Nhà nước ra đời. để duy trì trật tự thì nhà nước cần có pháp luật để duy trì trật tự xã hội. Pháp luật ra đời cùng với nhà nước không tách rời nhà nước và đều là sản phẩm của xã hội có giai cấp và đấu tranh giai cấp.

READ:  Phần 20 bộ câu hỏi thi trắc nghiệm pháp luật đại cương từ câu 450 đến 500

3 – Bản chất của Pháp luật:

– Bản chất của giai cấp của pháp luật : pháp luật là những quy tắc thể hiện ý chí của giai cấp thống trị. Giai cấp nào nắm quyền lực nhà nước thì trước hết ý chí của giai cấp đó được phản ánh trong pháp luật.

– Ý chí của giai cấp thống trị thể hiện trong pháp luật không phải là sự phản ánh một cách tùy tiện. Nội dung của ý chí này phải phù hợp với quan hệ kinh tế xã hội của nhà nước.

– Tính giai cấp của pháp luật còn thể hiện ở mục đích của nó. Mục đích của pháp luật là để điều chỉnh các quan hệ xã hội tuân theo một cách trật tự phù hợp với ý chí và lợi ích của giai cấp nắm quyền lực của nhà nước,

3 – Vai trò của pháp luật:

– Pháp luật là phương diện để nhà nước quản lý mọi mặt đời sống xã hội. Duy trì thiết lập củng cố tăng cường quyền lực nhà nước.

READ:  Phân tích nguồn gốc và bản chất của tiền?

– Pháp luật là phương tiện thực hiện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mỗi công dân. Pháp luật góp phần tạo dựng mối quan hệ mới tăng cường mối quan hệ bang giao giữa các quốc gia.

– Bảo vệ và quyền lợi ích hợp pháp của mọi người dân trong xã hội

– Pháp luật được xây dựng dựa trên hoàn cảnh lịch sử địa lý của dân tộc

– Nhà nước thực hiện nghĩa vụ của mình trong việc bảo vệ các quyền của công dân, ngăn ngừa những biểu hiện lộng quyền, thiếu trách nhiệm đối với công dân. Đồng thời đảm bảo cho mỗi công dân thực hiện đầy đủ quyền và các nghĩa vụ đối với nhà nước và các công dân khác.

=> Như vậy, bằng việc quy định trong pháp luật các quyền và nghĩa vụ của công dân mà pháp luật trở thành phương tiện để:
Công dân thực hiện và bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình khỏi sự xâm hại của người khác, kể cả từ phía nhà nước và các cá nhân có thẩm quyền trong bộ máy nhà nước.