Phân tích nội dung quy luật những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất và ngược lại và vạch ra ý nghĩa phương pháp luận của nó. Đảng Cộng sản đã và đang vận dụng như thế nào?
Đây là một quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật, nó vạch ra cách thức của sự vận động, phát triển.
– Nội dung quy luật:
• Mỗi sự vật, hiện tượng đều là một thể thống nhất của 2 mặt chất và lượng và chúng có quan hệ hữu cơ với nhau. Phép biện chứng duy vật đã đưa ra và sử dụng các khái niệm: chất, lượng, thuộc tính, độ, điểm nút, bước nhảy để diễn đạt mối quan hệ giữa chất và lượng trong sự vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng – cách thức vận động, phát triển.
• Mối quan hệ biện chứng giữa chất và lượng Từ những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất. Sự thống nhất giữa chất và lượng tồn tại trong một độ nhất định khi sự vật còn là nó chưa trở thành cái khác. Trong mối quan hệ giữa chất và lượng thì chất là mặt tương đối ổn đinh, còn lượng là mặt biến đổi hơn. Sự vận động và phát triển của sự vật bao giờ cũng bắt đầu từ sự thay đổi về lượng. Song không phải bất kỳ sự thay đổi nào về lượng cũng dẫn đến sự thay đổi về chất ngay tức khắc, mặc dù bất kỳ sự thay đổi nào về lượng cũng ảnh hưởng đến trạng thái tồn tại của sự vật. Chỉ khi nào lượng biến đổi đến một giới hạn nhất định (điểm nút) thì mới dẫn đến sự thay đổi về chất. Sự thay đổi căn bản về chất được gọi là bước nhảy. Như vậy, khi lựợng biến đổi đến điểm nút thì diễn ra bước nhảy, chất mới ra đời thay thế cho chất cũ, sự vật mới ra đời thay thế cho sự vật cũ, nhưng rồi những lượng mới này lại tiếp tục biến đổi đến điểm nút mới lại xảy ra bước nhảy mới. Cứ như vậy, quá trình vận động, phát triển của sự vật diễn ra theo cách thức từ những thay đổi về lựợng dẫn đến những thay đổi về chất một cách vô tận. Đó là quá trình thống nhất giữa tính tuần tự, tiệm tiến, liên tục với tính gián đoạn, nhảy vọt trong sự vận động, phát triển.
Sự tác động trở lại của chất đối với lượng. Khi chất mới ra đời, nó không tồn tại một cách thụ động, mà có sự tác động trở lại đối với lượng, được biểu hiện ở chỗ, chất mới sẽ tạo ra một lượng mới cho phù hợp với nó để có sự thống nhất mới giữa chất là lượng. Sự quy định này có thể được biểu hiện ở quy mô, nhịp độ và mức độ phát triển mới của lượng.
– Ý nghĩa phương pháp luận: nắm được quy luật này sẽ tránh nôn nóng đốt cháy giai đoạn tích lfy về lượng đồng thời tránh tư tưởng tuyệt đối hóa sự thay đổi lượng.
• Trong nhận thức và hoạt động thực tiễn phải chú ý tích lũy dẫn những thay đổi về lượng, đồng thời phải biết thực hiện kịp thời những bước nhảy khi có điều kiện chín muồi.
• Chống lại quan điểm tả khuynh: chủ quan, nóng vội, duy ý chí, khi lượng chưa biến đổi đến điểm nút đã thực hiện bước nhảy.
• Chống lại quan điểm hữu khuynh: bảo thủ, trì trệ, khi lượng đã biến đổi đến điểm nút nhưng chần chừ không thực hiện bước nhảy.
• Phải thấy được tính đa dạng của các bước nhảy, nhận thức được từng hình thức bước nhảy, có thái độ ủng hộ bước nhảy, tạo mọi điều kiện cho bước nhảy được thực hiện một cách kịp thời.
• Phải có thái độ khách wan và quyết tâm thực hiện bước nhảy khi hội đủ các điều kiện chin muồi.
– Đảng cộng sản Việt nam đã và đang vận dụng quy luật này như thế nào vào sự nghiệp cách mạng hiện tại ở nước ta.
• Đảng ta đã vận dụng quy luật này một cách sáng tạo, tiêu biểu và rõ ràng nhất là cuộc cách mạng tháng Tám năm 1945 – tâp dượt qua các cuộc đấu tranh để chờ thời cơ chín muồi tích đủ về lượng tức đấu tranh chính trị và bạo lực cách mạng để xây dựng một xã hội mới dân chủ, tiến bộ phủ định xã hội Phong kiến đã mục nát và lỗi thời.
• Trong những năm đổi mới, trong hoạt động nhận thức cũng như thực tiễn Đảng ta đã vận dụng tổng hợp tất cả các quy luật một cách đầy đủ, sâu sắc, năng động, sáng tạo phù hợp với điều kiện cụ thể của dân tộc đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng kinh tế, củng cố địa vị trên trường quốc tế và bước đầu đã gặt hái được những thành quả đáng mừng như: gia nhập phiên chợ toàn cầu WTO,
Thành viên không thường trực Đại hội đồng Liêp hợp quốc và phấn đấu đến năm 2020 nước ta sẽ cơ bản là một nước công nghiệp.
• Đất nước có nở hoa hay không là do tay tôi, tay bạn vun trồng. “Đừng hỏi Tốc quốc đã làm gì cho ta, mà cần hỏi ta đã làm gì cho tổ quốc hôm nay”.