Đối với dạng đề văn phân tích có dạng đề cơ bản sau: phân tích nhân vật, so sánh hai nhân vật, nghị luận về tình huống truyện, nghị luận về giá trị nội dung, tư tưởng của tác phẩm
Dạng đề phân tích nhân vật
Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm; giới thiệu nhân vật cần nghị luận
Thân bài: Nêu ngoại hình (nếu có), suy nghĩ của em về ngoại hình của nhân vật. Số phận (nếu có)
- Với những tác phẩm trong chương trình lớp 12 chủ yếu nhân vật có số phận bất hạnh. Khi đó, cần chú ý đến số phận khi còn nhỏ, khi trưởng thành (đời sống vật chất và tinh thần).
- Về phẩm chất, học sinh cần khái quát được phẩm chất của nhân vật trong từng tác phẩm.
- Sau đó, đánh giá: Nghệ thuật khắc họa nhân vật, ý nghĩa của hình tượng nhân vật trong tác phẩm.
Kết bài: Đánh giá vẻ đẹp, sức sống của nhân vật trong văn học; tài năng, vị trí của nhà văn.
Mở rộng: Đối với Dạng đề phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật. Dạng đề này về cơ bản vẫn cần có những ý như trong đề phân tích nhân vật nói chung.
Chú ý: Điểm khác là học sinh không phân tích theo tính cách của nhân vật mà đi theo diễn biến tâm trạng trong tác phẩm. Tâm trạng nào diễn ra trước thì phân tích trước, nét tâm trạng nào diễn ra sau thì phân tích sau.
Dạng đề so sánh hai nhân vật
Học sinh làm đề bài này phải nắm được kiến thức về phân tích nhân vật.
Dàn bài khái quát như sau:
Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm; giới thiệu 2 nhân vật.
Thân bài:Nét chung của các nhân vật; nét riêng của các nhân vật; đánh giá về nghệ thuật và ý nghĩa của hình tượng.
Kết bài:
Dạng đề nghị luận về tình huống truyện
Tình huống truyện là hạt nhân của truyện ngắn. Bất cứ tác phẩm nào cũng có tình huống truyện. Tuy nhiên, đề bài kiểm tra và đề thi hay tập trung vào những tác phẩm có tình huống truyện hay và độc đáo.
Đáng lưu ý trong những tác phẩm SGK NGữ văn 12 là tác phẩm “Vợ nhặt” và “Chiếc thuyền ngoài xa”.
Trước khi đi vào phân tích những đề bài cụ thể giáo viên cũng phải xây dựng cho học sinh một dàn ý khái quát về dạng đề này:
Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm; khẳng định tác phẩm có một tình huống truyện hay và hấp dẫn.
Thân bài: Vài nét về tình huống truyện; tình huống truyện của tác phẩm và biểu hiện cụ thể của tình huống truyện trong tác phẩm; ý nghĩa của tình huống truyện trong việc thể hiện chủ đề tư tưởng tác phẩm.
Chú ý: tình huống truyện giữ vai trò là hạt nhân của tác phẩm truyện ngắn. Nó chính là hoàn cảnh riêng được tạo nên bởi một sự kiện đặc biệt khiến cuộc sống hiện lên rõ nhất và ý nghĩa tư tưởng của tác giả cũng được bộc lộ một cách rõ nét nhất.
Kết bài: Khẳng định giá trị của tình huống truyện của tác phẩm; khẳng định tài năng của nhà văn.
Dạng đề nghị luận về giá trị nội dung, tư tưởng của tác phẩm
Dàn bài khái quát dạng đề này như sau:
Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm; giới thiệu giá trị cần nghị luận (giá trị hiện thực hoặc giá trị nhân đạo)
Thân bài: Vài nét về giá trị của tác phẩm – giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo là những tiêu chí về nội dung để đánh giá một tác phẩm văn học.
- Giá trị hiện thực là khả năng phản ánh chân thực hiện thực cuộc sống xã hội
- Giá trị nhân đạo là tình cảm, thái độ của nhà văn dựa trên những nguyên tắc, đạo lí làm người mang tính chuẩn mực và tiến bộ của thời đại.
- Biểu hiện cụ thể của giá trị nhân đạo là nhà văn thể hiện thái độ thương cảm của mình đối với những số phận bất hạnh; lên án những thế lực tàn bạo; ngợi ca những phẩm chất tốt đẹp của con người và hướng nhân vật đến cuộc sống tốt đẹp hơn.
- Biểu hiện của các giá trị nội dung trong tác phẩm cụ thể: Giá trị hiện thực (tác phẩm phản ánh xã hội với những mâu thuẫn, tầng lớp nào);
- Giá trị nhân đạo: Nhà văn xót thương cảm thông với nhân vật của mình như thế nào/ Tố cáo thế lực tàn bạo ra sao/ Ngợi ca phẩm chất con người/ Mở ra cuộc sống tương lai mới cho nhân vật của mình hay không? (lấy dẫn chứng chứng minh)
- Đánh giá:các giá trị đó có kế thừa văn học truyền thống hay không? Có gì là mới mẻ?
Kết bài: Khẳng định sức sống của tác phẩm, vị trí của nhà văn trong nền văn học dân tộc.