1. Tên đề tài:
Một số phương pháp phân biệt từ ghép và từ láy trong một số văn bản Ngữ văn 7
2. Đặt vấn đề:
Ngay từ lớp 4, lớp 5 các em đã học về từ ghép, từ láy và bước đầu phân biệt hai kiểu từ loại này, lên lớp 7 các em lại một lần nữa tìm hiểu về chúng ở mức độ cao hơn. Nhưng trong thực tế sử dụng từ ngữ, học sinh và đôi khi cả giáo viên cũng thường lúng túng trong việc phân biệt từ ghép và từ láy, vì thật sự trong hệ thống từ ngữ tiếng Việt có rất nhiều từ vừa giống từ ghép lại vừa giống từ láy ( nếu chiếu vào khái niệm của từ ghép và từ láy: Từ ghép là từ có hai tiếng trở lên, các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa. Từ láy là từ phức gồm hai tiếng trở lên, các tiếng trong từ có quan hệ với nhau về ngữ âm.) Vậy ta sẽ xếp những từ: đau đớn, manh mối, ngại ngần, chùa chiền, đền đài, …vào loại từ nào? Xuất phát từ thực tế giảng dạy và bồi dưỡng học sinh giỏi, tôi đưa ra một số biện pháp cụ thể sau nhằm giúp học sinh phân biệt từ ghép và từ láy một cách có hiệu quả hơn.
3. Cơ sở lý luận:
Để học sinh có kĩ năng phân biệt 2 kiểu từ loại này, trong quá trình giảng dạy, bồi dưỡng; tôi đã yêu cầu các em nắm vững khái niệm: từ ghép, từ láy cũng như các loại từ ghép, các phương thức láy. Từ đó hướng dẫn các em các phương pháp phân biệt chúng và vận dụng các phương pháp ấy trong việc phân biệt từ ghép, từ láy trong một số văn bản Ngữ văn 7.
4. Cơ sở thực tiễn:
Tôi được biết, đây là một đề tài không mới vì đã có rất nhiều công trình nghiên cứu của các bậc thầy thuộc lĩnh vực chuyên môn, nhưng tôi vẫn muốn tìm hiểu và thông qua trãi nghiệm trong thực tế giảng dạy, qua trao đổi với những đồng nghiệp có kinh nghiệm để đưa ra những phương pháp mà theo tôi là tối ưu nhằm để phân biệt từ ghép, từ láy; đối với học sinh lớp 7 bậc THCS.
5 . Nội dung nghiên cứu:
A- Phương pháp phân biệt từ ghép và từ láy:
1/ Đảo các yếu tố trong từ: Trong từ láy thường có một yếu tố gốc. Yếu tố ấy có thể còn rõ nghĩa hoặc đã mờ nghĩa, nhưng nó thường đứng ở một vị trí nhất định ( trước hoặc sau yếu tố láy). Nghĩa là không thể đảo trật tự các yếu tố trong từ láy. Vì thế nếu một từ phức mà các tiếng trong từ có thể đảo được thì đó là từ ghép. Ví dụ:- các từ sau sẽ là từ ghép: Lả lơi, thì thầm, ngẩn ngơ, thẫn thờ, mù mịt, đau đớn, đảo điên, hắt hiu, hờ hững, khát khao, khắt khe, manh mối, ngại ngần, ngào ngạt, ngây ngất, ngấu nghiến, tha thiết….
– Các từ sau sẽ là từ láy: Đẹp đẽ, ríu rít, chiêm chiếp, rúc rích, san sát, nức nở, tức tưởi, rón rén…
2/ Xem xét ý nghĩa của các yếu tố: Nếu không đảo được nhưng cả 2 yếu tố của từ phức ấy đều có nghĩa thì từ phức ấy là từ ghép vì từ láy chỉ có một yếu tố có nghĩa.
Ví dụ:
– Các từ sau sẽ là từ ghép: Đền đài, đất đai, ruộng rẫy, chùa chiền (chiền nghĩa là chùa), bợm bãi (bãi là kẻ lừa dối), tơ tưởng (tơ: yêu), đồn đại (đại: biến âm từ đãi, cũng có nghĩa là đồn), thành thực, đu đưa, đình đốn, duyên dáng, hài hòa, lê la, hão huyền, vá víu, vân vê…vì cả hai yếu tố đều có nghĩa.
– Các từ sau sẽ là từ láy: Xao xác, râm ran, não nề, lăn tăn, nhấp nhô, lào xào,nao nao…
3/ Xem xét quy luật hài thanh. Nếu các yếu tố trong một từ phức có thanh điệu không cùng âm vực thì từ phức ấy là từ ghép, còn các từ láy sẽ theo quy luật âm vực sau:
– Âm vực cao: ngang (không), hỏi, sắc.
– Âm vực thấp: huyền, ngã, nặng.
Ví dụ: * Các từ sau đây sẽ là từ ghép:
+ Âm vực cao- thấp: khít khịt, mít mịt, phứa phựa, tí tị, ú ụ, chói lọi, cuống cuồng, sóng soài, dúi dụi, thớ lợ, ân cần, nháo nhào.
+ Âm vực thấp- cao: cộc lốc, trọc lóc, trật lất, lạng lách, đìu hiu, tạp nham, gọn lỏn.
* Các từ sau là từ láy: bịn rịn, bồn chồn, cuồn cuộn, chễm chệ, quần quật…
4/ Dựa vào nguồn gốc của từ.
Các từ láy là sản phẩm của phương thức láy ( láy âm, láy vần, láy toàn bộ), một phương thức tạo từ của riêng Tiếng Việt. Do đó chúng phải là những từ thuần Việt. Các từ Hán- Việt không phải là từ láy cho dù chúng có sự trùng lặp nào đó về ngữ âm.
Ví dụ:
– Các từ sau sẽ là từ ghép: Linh tinh, mĩ mãn, nhũng nhiễu, nhã nhặn, vĩnh viễn, lẫm liệt, ngôn ngữ, nhục nhã, tâm tính, tinh tú, tham lam, náo nức, hội họa, lý lịch, báo cáo, hải hà, biên niên, bức bách, lí luận, lao lí, biến thiên, ban bố…(vì nó là các từ Hán- Việt)
– Các từ sau sẽ là từ láy: sần sùi, sùng sục, chông chênh, bấp bênh…
* Như vậy để biết một từ nào đó có phải là từ láy hay không, phải xem nó có thỏa mãn những điều kiện sau không:
+ Không đảo được vị trí các yếu tố trong từ.
+ Chỉ có một yếu tố có nghĩa
+ Các thanh điệu phải cùng âm vực
+ Từ phức Hán- Việt không phải là từ láy.
B- Thực hành:
Em hãy chỉ ra những từ láy mà tác giả sử dụng trong các đoạn văn sau:
Đoạn văn 1: “Đêm qua, lúc nào tỉnh, tôi cũng nghe tiếng nức nở, tức tưởi của em tôi. Tôi cứ phải cắn chặt môi để khỏi bật lên tiếng khóc to, nhưng nước mắt cứ tuôn ra như suối, ướt đầm cả gối và hai cánh tay áo. Sáng nay dậy sớm, tôi khẽ mở cửa rón rén đi ra vườn, ngồi xuống gốc cây hồng xiêm. Chợt thấy động phía sau, tôi quay lại: em tôi đã theo ra từ lúc nào. Em lặng lẽ đặt tay lên vai tôi. Tôi kéo em ngồi xuống và khẽ vuốt lên mái tóc. Chúng tôi cứ ngồi im như vậy. Đằng đông trời hửng dần. Những bông hoa thược dược đã thoáng hiện trong màn sương sớm và bắt đầu khoe bộ cánh rực rỡ của mình. Lũ chim sâu nhảy nhót trên cành và chiêm chiếp kêu. Ngoài đường, tiếng xe máy, tiếng ô tô và tiếng nói chuyện của những người đi chợ mỗi lúc một ríu ran. Cảnh vật vẫn cứ như hôm qua, hôm kia thôi mà sao tai họa giáng xuống đầu anh em tôi nặng nề thế này.”
( Cuộc chia tay của những con búp bê- Khánh Hoài)
– Thông thường học sinh sẽ liệt kê ra những từ: nức nở, tức tưởi, rón rén, lặng lẽ, rực rỡ, nhảy nhót, chiêm chiếp, ríu ran, nặng nề.
– Nhưng sau khi đã tìm hiểu phương pháp phân biệt từ ghép, từ láy GV yêu cầu các em dựa vào 4 điều kiện của một từ láy đích thực để xác định chính xác đâu là từ láy.
Từ Không đảo được vị trí Một yếu tố có nghĩa Thanh điệu cùng âm vực Không phải từ Hán- Việt
Từ |
Không đảo được vị trí |
Một yếu tố có nghĩa |
Thanh điệu cùng âm vực |
Không phải từ Hán- Việt |
nức nở |
+ |
+ |
+ |
+ |
tức tưởi |
+ |
+ |
+ |
+ |
rón rén |
+ |
+ |
+ |
+ |
Lặng lẽ |
+ |
+ |
+ |
+ |
Rực rỡ |
+ |
– |
+ |
+ |
Nhảy nhót |
+ |
– |
+ |
+ |
Chiêm chiếp |
+ |
+ |
+ |
+ |
Ríu ran |
+ |
+ |
+ |
+ |
Nặng nề |
+ |
– |
+ |
+ |
Từ bảng kiểm tra trên chúng các em sẽ nhận ra các từ láy đích thực là: nức nở, tức tưởi, rón rén, lặng lẽ, chiêm chiếp, ríu ran; còn lại những từ: rực rỡ, nhảy nhót, nặng nề mặc dù có hình thức gần giống từ láy nhưng nó là từ ghép.
Đoạn văn 2: “Cái ấn tượng khắc sâu mãi mãi trong lòng một con người về cái ngày “hôm nay tôi đi học” ấy, mẹ muốn nhẹ nhàng, cẩn thận và tự nhiên ghi vào lòng con. Để rồi bất cứ một ngày nào đó trong đời, khi nhớ lại, lòng con lại rạo rực những cảm xúc bâng khuâng, xao xuyến. Ngày mẹ còn nhỏ, mùa hè nhà trường đóng cửa hoàn toàn, và ngày khai trường đúng là ngày đầu tiên học trò lớp Một đến trường gặp thầy mới, bạn mới. Cho nên ấn tượng của mẹ về buổi khai trường đầu tiên ấy rất sâu đậm. Mẹ còn nhớ sự nôn nao, hồi hộp khi cùng bà ngoại đi tới gần ngôi trường và nỗi chơi vơi, hốt hoảng khi cổng trường đóng lại, bà ngoại đứng ngoài cánh cổng như đứng ngoài cái thế giới mà mẹ vừa bước vào .”
Ở đoạn văn này cũng vậy, thông thường các em sẽ liệt kê ra những từ: mãi mãi, nhẹ nhàng, cẩn thận, rạo rực, bâng khuâng, xao xuyến,hoàn toàn, nôn nao, hồi hộp chơi vơi, hốt hoảng. Nhưng sau khi các em đã được trang bị kiến thức phân biệt từ ghép từ láy như trên, tôi yêu cầu các em lập bảng kiểm tra sau:
Từ Không đảo được vị trí Một yếu tố có nghĩa Thanh điệu cùng âm vực Không phải từ Hán- Việt
Từ |
Không đảo được vị trí |
Một yếu tố có nghĩa |
Thanh điệu cùng âm vực |
Không phải từ Hán- Việt |
mãi mãi |
+ |
+ |
+ |
+ |
nhẹ nhàng |
+ |
+ |
+ |
+ |
cẩn thận |
+ |
– |
– |
+ |
rạo rực |
+ |
+ |
+ |
+ |
bâng khuâng |
+ |
+ |
+ |
+ |
xao xuyến |
+ |
+ |
+ |
+ |
hoàn toàn |
+ |
+ |
+ |
– |
nôn nao |
+ |
+ |
+ |
+ |
hồi hộp |
+ |
+ |
+ |
+ |
chơi vơi |
+ |
+ |
+ |
+ |
hốt hoảng |
– |
– |
+ |
+ |
Chiếu theo bảng kiểm tra trên chúng ta thấy những từ: mãi mãi, nhẹ nhàng, rạo rực, bâng khuâng, xao xuyến, nôn nao, hồi hộp, chơi vơi là những từ láy đích thực; còn lại những từ: hốt hoảng, hoàn toàn, cẩn thận mặc dù có hình thức gần giống từ láy nhưng là từ ghép. Tương tự như vậy, giáo viên có thể đưa ra nhiều bài tập để các em thực hành.
6. Kết quả nghiên cứu:
Qua quá trình hướng dẫn cho học sinh những phương pháp phân biệt từ ghép, từ láy như trên, tôi thấy các em đã hoạt động rất tích cực, có tiến bộ rõ rệt, có hứng thú học và yêu thích giờ học Tiếng việt hơn, đặc biệt là đã thành thạo trong việc phân biệt 2 kiểu từ loại này. Sau đây là kết quả cụ thể.·
Trước khi hướng dẫn các em phương pháp phân biệt từ ghép, từ láy:
Sau khi hướng dẫn các em phương pháp phân biệt từ ghép, từ láy:
7. Kết luận:
Qua quá trình nghiên cứu, tôi rút ra một số bài học kinh nghiệm sau:
– GV phải hướng dẫn học sinh nắm được những kiến thức cơ bản về từ ghép và từ láy.
– Khi hướng dẫn học sinh các phương pháp phân biệt, sau mỗi phương pháp giáo viên cần lấy ví dụ minh họa và đưa ra các bài tập nhanh để học sinh luyện tập nắm vững kiến thức lý thuyết.- Sau cả 4 phương pháp, giáo viên cần cho học sinh luyện tập nhiều lần để củng cố kiến thức.
– Học sinh cần có thái độ học tập nghiêm túc, tích cực trong việc khám phá, nắm bắt tri thức. Trên đây là những phương pháp phân biệt từ ghép, từ láy mà qua qua trình giảng dạy, bồi dưỡng học sinh giỏi, qua tìm hiểu nghiên cứu tài liệu và học hỏi, trao đổi với đồng nghiệp, tôi đã mạnh dạn viết ra dưới dạng một sáng kiến kinh nghiệm nho nhỏ. Tôi rất mong sẽ góp được một phần nhỏ vào quá trình giảng dạy và học tập của giáo viên và học sinh THCS nói chung, học sinh lớp 7 nói riêng. Dĩ nhiên sự phân biệt từ ghép, từ láy còn rất nhiều cách khác; vì vậy tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của Hội đồng khoa học cũng như sự chia sẻ kinh nghiệm của các đồng nghiệp.
8. Đề nghị:
– Thông tin về phương pháp luôn có sự thay đổi, nên các thư viện cần cập nhật kịp thời các tài liệu về chuyên môn và phân môn để giáo viên và học sinh đọc và tham khảo thêm.
– Những sáng kiến kinh nghiệm hay, nên tổ chức hội thảo để rút kinh nghiệm trong tổ, trong trường và nếu phù hợp thì nên áp dụng vào thực tế giảng dạy.
9. Tài liệu tham khảo:
– SGK Ngữ văn 7 ( tập 1),
– SGV Ngữ văn 7 (tập 1),
– Thiết kế bài giảng ngữ văn 7 (tập 1),
– Từ điển tiếng Việt năm 2000.