Quá trình chuẩn bị về chính trị, tư tưởng và tổ chức của Nguyễn Ái Quốc cho việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam? Sau Cách mạng Tháng Mười Nga (1917), phong trào cộng sản và công nhân quốc tế phát triển mạnh mẽ. Tháng 7-1920 ?

Nguyễn Ái Quốc đọc bản Sơ thảo lần thứ nhất đề cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin và đã đi đến một sự lựa chọn dứt khoát con đường giải phóng dân tộc do Lênin vạch ra.

Tháng 12 năm 1920, tại Đại hội Đảng xã hội Pháp họp ở Tua, Nguyễn Ái Quốc đã tán thành việc gia nhập Quốc tế thứ III và biểu quyết sáng lập ra Đảng Cộng sản Pháp. Nguyễn Ái Quốc trở thành chiến sĩ cộng sản đầu tiên của giai cấp công nhân và dân tộc Việt Nam.

Nguyễn Ái Quốc tích cực xúc tiến việc chuẩn bị về chính trị, tư tưởng và tổ chức cho việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

Về mặt tư tưởng và chính trị:

Người đã viết bài đăng các báo: “Người cùng khổ” do Người sáng lập, báo “Nhân đạo” – cơ quan Trung ương của Đảng Cộng sản Pháp, báo “Đời sống công nhân” – tiếng nói của giai cấp công nhân, báo Sự thật (Liên Xô), Tạp chí thư tín Quốc tê quốc tế cộng sản), báo Thanh niên (Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội)… và các tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp”, “Đường cách mệnh” mang tên Người. Qua nội dung các bài báo và các tác phẩm đó, Người tập trung lên án chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa thực dân nói chung và chủ nghĩa thực dân Pháp. Người vạch trần bản chất xâm lược, phản động, bóc lột, đàn áp tàn bạo của chủ nghĩa thực dân. Bằng những dẫn chứng cụ thể, sinh động, Người đã tố cáo trước dư luận Pháp và thế giới tội ác tày trời của thực dân Pháp đối với nhân dân các nước thuộc địa. Đặc biệt, Người đã trình bày các quan điểm lý luận về cách mạng thuộc địa một cách đúng đắn, sáng tạo và khá hoàn chỉnh. (Xem mục 2 dưới tiêu đề: Những quan điểm tư tưởng cách mạng giải phóng dân tộc của Nguyễn Ái Quốc, thuộc đề số 2). Hệ thống quan điểm đó được truyền vào Việt Nam nhằm chuẩn bị về tư tưởng và chính trị cho việc thành lập Đảng.

READ:  Bài 12 Kế hoạch nava và sự thất bại hoàn toàn của thực dân pháp (1953 - 1954) - Ôn thi đại học lịch sử

Về mặt tổ chức:

Tháng 12-1924, Nguyễn Ái Quốc đến Quảng Châu (Trung Quốc), Người tham gia sáng lập Hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức Á – Đông để thống nhất hành động chống chủ nghĩa thực dân.

Tháng 6-1925, Người thành lập “Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội”, tổ chức trung kiên là “Cộng sản đoàn” làm nòng cốt để trực tiếp truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin vào Việt Nam; mở nhiều lớp huấn luyện đào tạo một số thanh niên yêu nước Việt Nam thành những cán bộ cách mạng, trong đó, một số được chọn đi học ở Trường đại học Phương Đông (Liên Xô); một số được cử đi học quân sự, phần lớn sau này được đưa về nước hoạt động.

Hệ thống quan điểm, lý luận về con đường cách mạng của Nguyễn Ái Quốc trở thành tư tưởng cách mạng hướng đạo phong trào dân tộc và các tổ chức chính trị theo khuynh hướng cách mạng vô sản, dẫn đến sự ra đời các tổ chức cộng sản ở Việt Nam:

READ:  Sự ra đời và hoạt động của Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên

Đông Dương cộng sản đảng (6-1929), An Nam cộng sản đảng (7-1929) và Đông Dương cộng sản liên đoàn (9-1929).

Từ ngày 3 đến ngày 7 tháng 2 năm 1930, Hội nghị thống nhất Đảng đã họp tại Cửu Long – Hương Cảng), dưới sự chủ trì của Nguyễn Ái Quốc đã nhất trí hợp nhất các tổ chức cộng sản thành một đảng duy nhất lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam; thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Chương trình tóm tắt, Điều lệ vắn tắt của Đảng và Điều lệ vắn tắt của các hội quần chúng; thông qua lời kêu gọi nhân dịp thành lập Đảng do đồng chí Nguyễn Ái Quốc thảo. Các văn kiện quan trọng của Đảng được Hội nghị thông qua là Cương lĩnh cách mạng đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam.