So sánh bảo hiểm xã hội với bảo hiểm thương mại

Những điểm giống nhau cơ bản sau giữa bảo hiểm xã hội với bảo hiểm thương mại:

Về sự hình thành và sử dụng quỹ của hai loại bảo hiểm này được thực hiện trên cùng một nguyên tắc là: có tham gia tạo lập hay đóng góp vào quỹ thì mới được hưởng quyền lợi.

Mục đích hoạt động cũng nhằm để hỗ trợ cho các đối tượng tham gia bảo hiểm một khoản kinh phí nhất định theo quy định khi họ gặp những khó khăn về tài chính do một nguyên nhân nào đó đối với họ.

Hoạt động của hai loại bảo hiểm này đều mang tính cộng đồng, nguyên tắc “lấy số đông bù số ít” – tức là dùng số tiền đóng góp của số đông người tham gia để bù đắp, chia sẻ cho một số ít người gặp phải biến cố rủi ro gây ra tổn thất.

Những điểm khác biệt giữa bảo hiểm xã hội với bảo hiểm thương mại:

Tiêu thức

Bảo hiểm thương mại

Bảo hiểm xã hội

Phi nhân thọ

READ:  Tại sao Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm tới vấn đề An sinh xã hội

Nhân thọ

Mục tiêu

Hạn chế hậu quả rủi ro, kinh doanh vì lợi nhuận.

Không vì lợi nhuận, thực hiện các chính sách xã hội, đảm bảo cho người lao động có khoản trợ cấp thiết yếu lúc khó khăn.

Tính chất của mối quan hệ bảo hiểm

Đa số là tự nguyện.

Bắt buộc.

Phạm vi

Diễn ra ở tất cả các quốc gia và mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế – xã hội.

Diễn ra ở từng quốc gia và chỉ liên quan đến người lao động.

Đối tượng

– Tài sản.

– Con người.

– Trách nhiệm nhân sự.

Con người.

Thu nhập của người lao động.

Đối tượng tham gia BH

Con người.

Người lao động và người sử dụng lao động.

Những sự kiện được BH

– Các hư hỏng, thiệt hại về tài sản.

– Ốm đau, tai nạn, nằm viện đối với con người.

– Các nghĩa vụ pháp lý phát sinh.

– Sống đến thời hạn nhất định.

– Ốm đau, thương tật, nằm viện, chế độ chăm sóc.

– Hưu trí.

READ:  Vai trò của Chiến lược kinh doanh/ quản trị theo chiến lược? (Vì sao là xu hướng?)

– Chết.

– Ốm đau.

– Thai sản.

– Thất nghiệp.

– Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

– Tàn phế.

– Hưu trí.

– Tử tuất.

Nguồn hình thành quỹ

Người tham gia đóng góp.

– Người lao động.

– Người sử dụng lao động.

– Nhà nước.

– Các nguồn khác ( từ thiện, lãi do đầu tư quỹ nhàn rỗi…)

Cơ quan quản lý quỹ

Doanh nghiệp bảo hiểm.

Nhà nước hoặc cơ quan bảo hiểm của một tổ chức thuộc nhà nước.

Phí bảo hiểm

Theo cơ chế thị trường và tùy từng loại bảo hiểm, thỏa thuận theo nhu cầu và khả năng của người tham gia bảo hiểm.

Dựa vào chính sách xã hội trong từng thời kỳ của Nhà nước, dựa trên thu nhập của người lao động.