BA CỐNG HIẾN VĨ ĐẠI CỦA CÁC MÁC – ĂNG GHEN
(Ăng – ghen.)
I. TÌM HIỂU CHUNG
1/ Tác giả:
Ăng-ghen (1820-1895), Các-mác (1818-1883).
Lưu ý:
– Là nhà triết học và lí luận chính trị vĩ đại, người Đức
– Là lãnh tụ thiên tài của giai cấp công nhân và nhân dân lao động trên toàn thế giới.
– Ông sáng tạo chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, xây dựng học thuyết kinh tế mácxít, chủ nghĩa xã hội khoa học.
– Học thuyết của ông là vũ khí lí luận và hành động của giai cấp công nhân trong cuộc đấu tranh chống ách thống trị tư sản..
2/ Hoàn cảnh sáng tác
Văn bản “Ba cống hiến vĩ đại của Các-mác” là bài điếu văn của Ăng-ghen đọc trước mộ Mác. Được sáng tác vào tháng 3/1883, sau khi Các-mác qua đời 14/03/1883 lúc 3 giờ 15 phút
II. TÌM HIỂU VĂN BẢN:
Bố cuc: 3 phần
– Phần 1 (đoạn 1-2): Không gian, thời gian và tư thế ra đi của C.Mác
– Phần 2 (đoạn 3-6): Những công lao và cống hiến của C.Mác đối với l/ sử phát triển nhân loại.
– Phần 3 (đoạn 7 và câu kết): Giá trị tổng quát của những cống hiến của Mác: hướng vào mục tiêu chung là phục vụ cho nhân loại.
Những công lao và cống hiến của Các-mác:
– C.Mác là người tìm ra quy luật phát triển của lịch sử loài người qua các thời kì lịch sử, mà bản chất của quy luật đó là cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng của xã hội.
– C.Mác đã tìm ra quy luật vận động riêng của phương thức sản xuất TBCN hiện nay và của XHTS do phương thức đó để ra. Đó là quy luật về giá trị thặng dư
– C.Mác đã kết hợp giữa lí luận và thực tiễn, biến các lí thuyết cách mạng khoa học thành hành động cách mạng.
Với những cống đến đó, C.Mác đã trở thành một nhà khoa học, một nhà cách mạng lỗi lạc và là người tiên phong trong sự nghiệp giải phóng giai cấp vô sản hiện đại. Ngoài ra, ông còn là người sáng lập ra hội Liên hiệp công nhân quốc tế. Tất cả những cống hiến và đóng góp đó, C.Mác đã trở thành “nhà tư tưởng vĩ đại nhất trong các nhà tư tưởng hiện đại”.
Nghệ thuật so sánh tầng bậc của bài điếu văn:
a/ Đoạn văn mở đầu: Tình cảm tiếc thương vô hạn đối với sự ra đi của Mác à sự kính trọng của những người bạn những người đồng chí của Mác.
– Đoạn tiếp theo: Tiếc thương, kính trọng à Mác là nhà cách mạng của giai cấp vô sản và nhà khoa học lịch sử. Kết cấu trùng điệpà vĩ nhân của Các-Mácà Cái chết của Mác là nỗi trống trải, mất mát lớn đối với nhân loại.
b/ Mô hình chung toàn bài: thông báo về cái chếà đáng giá sự nghiệp của người quá cốà bày tỏ sự tiếc thương đối với người đã khuất
– Mác được so sánh với các vĩ nhân khác cùng thời đại với những thành tựu khoa học nổi tiếng à so sánh tương đồng.
– So sánh vượt trội:” Nhưng không…thôi” –. Ý nghĩa to lớn mà Mác đã phát hiện.
– Các cụm từ: “ Con người khoa học”, “Một nhà cách mạng” được dùng theo cách tăng tiếnà sự tiếp tục đi lên của Mác trong việc cống hiến cho loài người, vừa chỉ sự kết hợp chặt chẽ giữa con người khoa học và nhà cách mạng.
Thái độ và tình cảm của Ăng-ghen đối với Mác.
– Thái độ: đề cao, ca ngợi.
– Tình cảm: tiếc thương xuất phát tự đáy lòng.
* Trong việc trình bày công lao: trình bày các phát hiện của Mác đã có sự kết hợp ca ngợi công lao. Đồng thời ca ngợià khẳng định thể hiện sự thương tiếc của Ăng-ghen đối với Mác.
Về ý kiến của Ăng-ghen ở cuối bài :
– Mác chống lại ai: Chống lại bất công, chống lại cường quyền và bạo ngược “tham gia…dựng nên:.
– Mác bênh vực ai: Bênh vực những người lao động , những người cùng khổ “Tham gia…giải phóng”.
– Những cống hiến của Mác có lợi cho ai: Là tài sản chung của nhân loại. Những đóng góp đó không chỉ có giá trị hành động mà góp phần mở đường cho nhân loại tiến lên.
Vì hành động của Mác không phải để phục vụ cho quyền lợi cá nhân mà cho quyền lợi toàn dân do đó “ Ông có thể…nào cả”.