Soạn bài Bài thơ số 28 – Ta go

BÀI THƠ SỐ 28

(TRONG TẬP NGƯỜI LÀM VƯỜN- R.TA-GO)

A. TÁC GIẢ

Về tác giả, cần chú ý những điểm sau đây:

– Vị trí: Ra-bin-đra-nát Ta-go (1861 – 1941) là nhà văn, nhà văn hóa lớn của Ấn Độ, có những cống hiến quan trọng cho sự nghiệp phục hưng văn hóa Ấn Độ, giải phóng Ấn Độ khỏi ách thực dân, góp phần vào cuộc đấu tranh của nhân loại vì độc lập, hòa bình, hữu nghị giữa các dân tộc.

– Tác phẩm: Để lại một gia tài khổng lồ các tác phẩm thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau mà ở lĩnh vực nào cũng thành công xuất sắc: 52 tập thư, 12 bộ tiểu thuyết, hàng trăm truyện ngắn, 42 vở kịch, 63 tập tiểu luận triết học, khoảng 2.000 bài ca, hàng nghìn bức họa,… trong đó, tập Thơ Dâng đã đem đến cho ông vinh dự của người châu Á đầu tiên được nhận Giải thương Nô-ben về văn học nãm 1913.

– Người làm vườn là một trong những tập thơ nổi tiếng của Ta-go, xuất bản năm 1914. Tên tác phẩm gợi hình tượng nhà thơ nguyện làm người chăm sóc vườn hoa cuộc đời, vun xới những bông hoa tình yêu của con người với con người và thiên nhiên. Người làm vườn rất tiêu biểu cho giọng thơ giàu chất trữ tình và chất triết lí của Ta-go, vừa thê hiện tâm hồn Ân Độ vừa bao quát tinh thần nhân loại.

READ:  Soạn bài Lẽ ghét thương (Trích Truyện Lục Vân Tiên)

B. TÁC PHẨM

Bài thơ số 28 được in trong tập thơ Người làm vườn là một trong những bài thơ hay nhất của Ta-go, cũng là một trong những bài thơ tình hay nhất thế giới.

Với bài thơ, trước hết Ta-go muốn khẳng định một điều thuộc về bản chất của tình yêu: tình đồng điệu, hòa hợp, dâng hiến tâm hồn, tin yêu và hiểu biết và chia sẻ lẫn nhau. Nhưng tình yêu lại là vô biên, không dễ gi khám phá, trái tim con người, thế giới tâm hồn con người vẫn mãi là một cõi bí mật lớn lao;

Em là nữ hoàng của vương quốc đó
Ấy thế mà em có biết gì biên giới của nó đâu.

Và cho dù:

Trái tim anh cũng ở gần em như chính đời em vậy
Nhưng chẳng bao giờ em biết trọn nó đâu.

Chính vì vậy mà phải tìm tòi, khám phá, và niềm khao khát đó thật lớn lao, sâu thẳm: Đôi mắt em muốn nhìn vào tâm tưởng cửa anh.

Như trăng kia muốn vào sâu biển cả?
Khao khát mãnh liệt đến vậy, nhưng đâu đã tìm đến được chỗ sâu thẳm của tình yêu.

Bởi vì cuộc đời không chí là viên ngọc, đóa hoa (những cái đẹp đẽ nhất, quý giá nhất nhưng lại dễ thấy nhất) mà lại là trái tim (khó thấy nhất); và trái tim không chỉ là lạc thú, khổ đau (vẫn có thể thấy được) mà Lại là tình yêu (điều bí ẩn kì diệu nhất). Vì thế, việc tìm tới sự đồng điệu, chan hòa vào thế giới tâm hồn của người yêu luôn là những khát khao không bao giờ vươn tới nổi. Điều đó tạo nên vẻ hấp dẫn muôn đời của tình yêu; và có phải, sự phát hiện ra nó để xây dựng thành cái tứ cho bài thơ tình này đã làm nên sự độc đáo, sâu sắc và hấp dẫn của tác phẩm? Đúng là Ta-go đã đem đến cho người đọc một vị mới trong tình yêu mà ông đã nếm trải, thích thú và nâng nó lên thành triết lí tình yêu của con người và thi sĩ đã nói lên điều này bằng một hệ thống hình ảnh đẹp, hàm chứa ý nghĩa sâu sắc, bằng cách nói nghịch lí xuất hiện nhiều lần trong bài thơ để khắc sâu, tô đậm vẻ đẹp kì diệu của tình yêu mà con người cần tìm đến.