Soạn bài Đò Lèn – Nguyễn Duy

Bài thơ Đò lèn của Nguyễn Duy để lại nhiều dư vị trong tâm hồn, chạm đến cõi sâu kín và thường nhật trong cuộc sống tình cảm của mỗi con người. Dường như Nguyễn Duy vừa nói hộ vừa nhắc nhở cho nhiều người về lẻ sống ở đời, đặc biệt là thái độ sống của mỗi người trong hiện tại đối với những gì gần gũi nhất trong cuộc sống của mình.

I. TÌM HIỂU CHUNG

1. Tác giả

– Thơ Nguyễn Duy hướng tới cái đẹp của đời sống giản dị quanh ta, phát hiện trong thế giới quen thuộc ấy sự gắn kết của những giá trị vĩnh hằng.

– Những xúc cảm chân thành, những suy tư sâu sắc được diễn tả bằng một hình thức thơ vừa giàu tính cách dân gian vừa phảng phất phong vị thơ cỏ điển phương Đông.

2. Bài thơ Đò Lèn

Thuở nhỏ tôi ra cống Na câu cá
níu váy bà đi chợ Bình Lâm
bắt chim sẻ ở vành tai tượng Phật
và đôi khi ăn trộm nhãn chùa Trần

Thuở nhỏ tôi lên chơi đền Cây Thị
chân đất đi đêm xem lễ đền Sòng
mùi huệ trắng quyện khói trầm thơm lắm
điệu hát văn lảo đảo bóng cô đồng

Tôi đâu biết bà tôi cơ cực thế
bà mò cua xúc tép ở đồng Quan
bà đi gánh chè xanh Ba Trại
Quán Cháo, Đồng Giao thập thững những đêm hàn

Tôi trong suốt giữa hai bờ hư – thực
giữa bà tôi và tiên phật, thánh thần
cái năm đói củ dong riềng luộc sượng
cứ nghe thơm mùi huệ trắng hương trầm

Bom Mỹ dội, nhà bà tôi bay mất
đền Sòng bay, bay tuốt cả chùa chiền
thánh với Phật rủ nhau đi đâu hết
bà tôi đi bán trứng ở ga Lèn

Tôi đi lính, lâu không về quê ngoại
dòng sông xưa vẫn bên lở bên bồi
khi tôi biết thương bà thì đã muộn
bà chỉ còn là một nấm cỏ thôi!

9-1983, Nguồn: Nguyễn Duy, Ánh trăng, Nxb Tác phẩm mới, 1984

READ:  Soạn bài Hồn trương ba, da hàng thịt

II. ĐỌC – HIỂU BÀI THƠ

1. Cách nhìn mới mẻ của Nguyễn Duy về tuổi thơ của mình

-Thời thơ ấu : câu cá , bắt chim sẻ ở vành tai tượng Phật,ăn trộm nhãn, đi chơi đền,chân đất đi đêm xem hội… níu váy bà đòi đi chợ… Toát lên vẻ tinh nghịch, hiếu động, hồn nhiên.

– Cách nhìn của nhà thơ: Thành thực, thẳng thắn, tự nhiên, đậm chất hiện thực, khác với lối thi vị hoá thường gặp

2. Tình cảm sâu nặng đối với người bà

– Hình ảnh người bà: mò cua xúc tép ,gánh chè xanh những đêm lạnh ,bán trứng ga Lèn ngày bom Mỹ dội, năm đói củ dong riềng luộc sượng.. .

=>cơ cực, tần tảo, yêu thương .

– Tình cảm của nhà thơ khi nghĩ về bà ngoại:

+ Thấu hiểu nỗi cơ cực, tần tảo, tình yêu thương của bà .Thể hiện tình yêu thương, sự tôn kính, lòng tri ân sâu sắc đối với bà.
+ Sự ân hận , ngậm ngùi , xót đau muộn màng :

“Khi tôi biết thương bà thì đã muộn
Bà chỉ còn một nấm cỏ thôi “

3. Những đặc sắc trong cách thể hiện của ND trong thi đề viết về tình bà cháu:

– Sử dụng thủ pháp đối lập:

+ Đối lập giữa cái tinh nghịch vô tư của người cháu với cái cơ cực, tần tảo của người bà.
+ Đối lập giữa hoàn cảnh đói kém, chiến tranh ác liệt, hoàn cảnh gia đình đau thương với cái đơn chiếc, già nua tội nghiệp của người bà.
+ Đối lập giữa cái vĩnh hằng của vũ trụ với cái ngắn ngủi, hữu hạn của cuộc đời con người.

READ:  Soạn bài Đốt-xtoi-ep-ki - (Xvai–gơ)

Thấu hiểu nỗi khổ cực của bà; thể hiện nỗi ngậm ngùi, sự ân hận muộn màng khi bà không còn nữa.

– Sử dụng phép so sánh đối chiếu

+ Giữa cái hư và cái thực; giữa bà với Tiên , Phật, thánh thần => tương đồng
+ Giữa thần thánh với bà đặt trong một bối cảnh chiến tranh => tương phản

Tôn vinh, ngợi ca tấm lòng nhân từ cao cả của bà.Khẳng định sự bất diệt của hình ảnh người bà.

– Giọng điệu: thành thực, thẳng thắng.Vì thế tạo được dư vị về nỗi ngậm ngùi, đắng xót , ân hận pha lẫn những suy niệm đầy màu sắc triết lí về sự sống con người.

III. KẾT LUẬN

Bài thơ Đò lèn của Nguyễn Duy để lại nhiều dư vị trong tâm hồn, chạm đến cõi sâu kín và thường nhật trong cuộc sống tình cảm của mỗi con người. Dường như Nguyễn Duy vừa nói hộ vừa nhắc nhở cho nhiều người về lẻ sống ở đời, đặc biệt là thái độ sống của mỗi người trong hiện tại đối với những gì gần gũi nhất trong cuộc sống của mình.