Soạn bài một số thể loại văn học: kịch, văn nghị luận

MỘT SỐ THỂ LOẠI VĂN HỌC:
KỊCH, VĂN NGHỊ LUẬN

I. KỊCH

1.Khái niệm cơ bản về kịch

-Kịch là một loại hình nghệ thuật tổng hợp, trong đó đối tượng mô tả của kịch là những xung đột trong đời sống.
-Xung đột kịch được cụ thể hóa bằng hành động kịch,hành động kịch được thực hiện bởi các nhân vật kịch.
-Trong kịch sử dụng chủ yếu là ngôn ngữ nhân vật và được sử dụng trực tiếp trong những lời thoại.Có ba kiểu lời thoại:

+Lời đối thoại:lời của các nhân vật nói với nhau
+Lời độc thoại:lời của nhân vật bộc lộ tâm tư,tình cảm của bản thân
+Bàng thoại:lời nhân vật nói riêng với người xem

Đặc điểm của ngôn ngữ kịch mang tính hành động và khẩu ngữ cao. Tính hành động trong ngôn ngữ kịch thể hiện sự tranh luận, tấn công, biện bác rất phong phú qua đó tính cách nhân vật và đời sống xã hội hiện dần lên trước mắt người xem, người đọc.

-Kịch có thể phân loại theo các tiêu chí sau:

+Căn cứ vào tính chất: hài kịch, bi kịch, chính kịch
+Căn cứ vào tính truyền thống hay hiện đại: kịch dân gian, kịch hiện đại, kịch cổ điển
+Căn cứ vào ngôn ngữ diễn đạt: kịch câm, kịch nói, kịch hát múa…

2. Yêu cầu khi đọc kịch bản văn học

– Đọc kỹ phần tiểu dẫn,giới thiệu để nắm được các chi tiết lien quan
– Tập trung vào lời thoại của các nhân vật
– Phân tích hành động kịch, xác định xung đột chủ yếu
– Tổng hợp nội dung vở kịch, khái quát chủ đề tư tưởng, đánh giá giá trị của đoạn trích và toàn vở kịch

READ:  Soạn bài Thao tác lập luận và so sánh

II. NGHỊ LUẬN

1. Khái quát văn nghị luận

– Nghị luận là một thể loại văn học dùng lập luận,luận điểm,luận cứ để bàn về một vấn đề nào đó như: chính trị, xã hội, văn hóa, văn học nghệ thuật… nhằm mục đích giúp người đọc hiểu rõ vấn đề nêu ra
– Trong văn nghị luận các luận điểm phải xác đáng. Luận cứ phải tiêu biểu,toàn diện. Lập luận phải chặt chẽ, khoa học thì mới có sức thuyết phục cao
– Có thể phân loại văn nghị luận như sau:

+ Că cứ vào nội dung:nghị luận xã hội – chính trị (chính luận), nghị luận văn học
+ Căn cứ vào thời đại: nghị luận dân gian (tục ngữ), nghị luận trung đại (chiếu, hịch,cáo…),nghị luận hiện đại (bình giảng, phân tích, phê bình…)

2. Yêu cầu khi đọc văn nghị luận

– Tìm hiểu về tác giả và hoàn cảnh ra đời tác phẩm nghị luận
– Phát hiện đúng các luận điểm,luận cứ và lập luận của tác giả
– Đánh giá giá trị của hệ thống luận điểm
– Tìm hiểu phương pháp luận chứng làm sáng tỏ luận điểm
– Nêu giá trị nội dung tư tưởng và nghệ thuật biểu hiện của tác phẩm,rút ra bài học và ảnh hưởng của tác phẩm đối với thực tiễn.

READ:  Ôn tập Văn nghị luận xã hội - Nghị luận hiện tượng đời sống

III. LUYỆN TẬP

Câu 1: Phân tích xung đột kịch trong đoạn trích “tình yêu và thù hận” (trích vở kịch Rô-mê-ô và Giu-li-ét của Sếch-xpia)

Xung đột trong vở kịch Rô-mê-ô và Giu-li-ét là xung đột giữa tình yêu của Rô-mê-ô và Giu-li-ét với hận thù giữa hai dòng họ Môn-ta-ghiu và Ca-niu-lét.Đó là xung đột giữa tình yêu tha thiết của đôi nam nữ với mối thù của hai dòng họ.Xung đột ấy căng thẳng,khốc liệt cuối cùng dẫn đến một kết cục bi thảm đó là hai người yêu nhau phải chết

Câu 2: Phân tích nghệ thuật lập luận trong văn bản “Ba cống hiến vĩ đại của Các Mác” của tác giả Ăng-ghen

– Trong tác phẩm này Ăng – ghen đã sử dụng sáng tạo nghệ thuật so sáng tầng bậc nhằm làm nổi bật ba cống hiến vĩ đại của Các – mác với xã hội loài người

– Trong bài hệ thống luận điểm rõ ràng và quan hệ chặt chẽ với nhau. Thông báo về sự qua đời của Các-mác,đánh giá sự nghiệp của ông và bày tỏ sự tiếc thương đối với người đã khuất