PHÁT BIỂU TỰ DO
I. TÌM HIỂU CHUNG
1. Khái niệm: Phát biểu tự do là một dạng phát biểu mà chúng ta vẫn thường gặp trong đời sống; ở đó, người phát biểu có thể hào hứng trình bày ý kiến của mình với người nghe. Đó là những ý kiến hoàn toàn không theo một chủ đề nào đã qui định trước.
2. Những nhu cầu thôi thúc con người phát biểu tự do:
– Xuất phát từ những tình huống trong đời sống.
– Hoặc là những trăn trở về đời sống được vô tình gợi ra.
3. Những yếu tố giúp bài phát biểu tự do thành công:
– Cần phải am hiểu chủ đề mà mình phát biểu.
.Không được xa đề, lạc đề, cần phải bám sắt vào chủ đề phát biểu.
– Rèn luyện năng lực tìm ý và sắp xếp ý nhanh chóng.
II. LUYỆN TẬP
1. Bài tập 1
Có thể sưu tầm, chẳng hạn, những lời phát biểu tự do ngắn, nhưng rất có giá trị sau đây của V. I. Lênin về văn hào vĩ đại người Nga L. Tôn.xtôi, qua lời kể lại của M. GO.rơ.ki.
Một lần, tôi đến gặp Vla.đi.mia và tôi thấy trên bàn của Người một cuốn sách: “ Chiến tranh và hoà binh”.
– Phải rồi, đó là của Tôn.xtôi. Tôi vừa định đọc các đoạn nói về cuộc đi săn(…).
– Thật là một bậc vĩ nhân, phải không? Một con người vĩ đại! Này bạn, đó mới thật là một nghệ sĩ,…Và bạn có biết còn điểm nào kì lạ nữa không? Việc kì là là trước thời bá tước này, ta chưa từng thấy có một người nông phu chính cống nào được đưa vào trong văn chương cả.
Rồi, nhìn tôi với cặp mắt lim dim, Người hỏi tôi:
– Có thể lấy ai ở châu Âu đặt ngang hàng với Tôn.xtôi được nhỉ?
Người tự trả lời cho mình:
– Không có ai cả.
Thế rồi, xoa xoa bàn tay, Người liền cười, sung sướng như một con mèo sưởi nắng.
1. Trong cuộc sống, có nhiều lúc con người phát biểu tự do, có nghĩa là không phát biếu ý kiến mà mình đã chuẩn bị kĩ theo một chủ đề định sẵn. Người ta thường gọi dạng phát biểu đó là phát biểu tự do.
2. Sở dĩ con người luôn có nhu cầu được (hay phải) phát biểu tự do chính là do sự đòi hỏi của cuộc sống hoặc do sự thúc bách trong lòng mỗi con người (các chiến sĩ lái xe trong Mảnh trăng của Nguyễn Minh Châu). Có điều, dù là phát biểu tự do như các chiến sĩ lái xe ở đây thì nó cũng khuôn vào một chủ đề nhất định nào đó, chứ không phải phát biêu lung tung, bạ đâu nói đấy, theo kiểu nói chuyện phiếm (đây không phải là phát biểu tự do).
3. Người phát biểu tự do thường không đủ thời gian để chuẩn bị kĩ cho lời phát biếu.
Vậy phải làm thế nào đế “phát biểu tự do” mà vẫn đạt được kết quả? Dĩ nhiên phải có “bí quyết” mà ở đây là những điều cần chú ý và những kĩ năng phải rèn luyện, bao gồm:
a) Không được phát biểu về những gì mình không hiểu biết và thích thủ.
b) Phải bám chắc chủ đề, không đế bị xa đề hoặc lạc đề.
c) Tự rèn luyện kĩ năng tìm ý và sắp xếp ý một cách nhanh chóng (ngay trong đầu mình, không phải ghi chép ra giấy).
d) Nên xây dựng lời phát biểu thành một bài hoàn chỉnh, có mở đề và kết thúc.
e) Chỉ nên tập trung vào những nội dung có khả năng làm cho người nghe cảm thấy mới mẻ và thú vị.
g) Luôn quan sát nét mặt, cử chỉ của người nghe để có sự điều chĩnh kịp thời.
4. Giả định một tình huống anh (chị) có nhu cầu tham gia “phát biểu tự do” (xem tình huống SGK nêu). Anh (chị) sẽ thực hiện như thế nào theo gợi ý của các câu hỏi trong mục 4? Hãy trình bày cụ thể định hướng phát biểu, công việc và cách làm để trả lời các câu hỏi đó. Như vậy, anh (chị) đã có một lộ trình đầy đủ để có thể “phát biểu tự do” đạt kết quả. Vấn đề là làm sao cho lộ trình đó biến thành thói quen, thành kĩ năng để có thể ứng phó trong bất kì tình huống nào.
Cuối cùng, đọc kĩ phần Ghi nhớ trong SGK để nắm vững bài học.
LUYỆN TẬP
1. Sưu tầm những lời phát biểu tự do đặc sắc trên báo chí để học tập.
2. Giả sử anh (chị) tham gia cuộc thảo luận về một cuốn sách đang được giới trẻ quan tâm, yêu thích và đã phát biểu một cách tự do những ý kiến của riêng mình. Hãy ghi lại lời phát biểu đó và tự đánh giá theo hai yêu cầu mà bài tập đã nêu. Đây là dạng bài “nghiệm thu”, đánh giá lại công việc của mình. Anh (chị) nhớ lại công việc đã làm để thực hiện bài tập này.
ĐỌC THÊM
Đọc đoạn văn trong Thép đã tôi thế đấy của N.Ô-xto-rốp-xki để hình dung một cảnh “phát biểu tự do” của các chiến sĩ Hồng quân Liên Xô về cuốn truyện Ruồi trâu.