Soạn bài Phong cách ngôn ngữ hành chính

PHONG CÁCH NGÔN NGỮ HÀNH CHÍNH

I. NGÔN NGỮ HÀNH CHÍNH LÀ GÌ?

1. Tìm hiểu văn bản

a)
– Văn bản 1: Nghị định của Chính phủ ban hành điều lệ bảo hiểm y tế.
– Văn bản 2: Giấy chứng nhận tốt nghiệp trung học phổ thông (tạm thời).
– Văn bản 3: Đơn xin học nghề.
(Xem toàn văn các văn bản nói trên trong SGK).

b) Nhận xét văn bản:

– Văn bản 1 là nghị định của Chính phủ. Gần với nghị định là các văn bản khác của các cơ quan Nhà nước (hoặc tổ chức chính trị, xã hội) như thông tư, thông cáo, chỉ thị, quyết định, pháp lệnh, nghị quyết,…

– Văn bản 2 là giấy chứng nhận của thủ trưởng một cơ quan Nhà nước. Gần với giấy chứng nhận là các loại văn bản như văn bằng, chứng chỉ, giấy khai sinh,…

– Văn bản 3 là đơn của một công dân gửi một cơ quan thuộc Nhà nước, hay do Nhà nước quản lí. Gần với đơn là các loại văn bản khác như bản khai, báo cáo, biên bản,…

2. Ngôn ngữ hành chính trong văn bản hành chính

Các loại văn bản hành chính đều có một số đặc điểm tiêu biểu về ngôn ngữ như sau:

– Về trình bày văn bản: Các văn bản đều được trình bày thống nhất. Mỗi văn bản thường gồm ba phần theo một khuôn mẫu nhất định (xem mục II.l, tr.179).

– Về từ ngữ: Có một lớp từ ngữ hành chính được dùng với tần số cao.

Ví dụ: Căn cứ…, được sự ủy nhiệm của…; tại công văn số…; nay quyết định, chịu quyết định, chịu trách nhiệm thi hành…; có hiệu lực từ ngày…; xin cam đoan…

READ:  Soạn bài Hồn trương ba, da hàng thịt

– Về câu văn: Có những văn bản tuy dài nhưng chỉ là kết cấu của một câu.

Ví dụ: Chính phủ căn cứ… quyết định: điều 1, 2, 3, v.v… Mỗi một ý quan trọng thường được tách ra và xuống dòng, viết hoa đầu dòng. Ví dụ:

Tôi tên là: Nguyễn Việt Dũng

Sinh ngày: 19 tháng 8 năm 1992
Nơi sinh: Quân y viện 108, Hà Nội
Quê quán: Xã Liên Hà, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội.

II. ĐẶC TRƯNG CỦA PHONG CÁCH NGÔN NGỮ HÀNH CHÍNH

Phong cách ngôn ngữ hành chính có ba đặc trưng cơ bản: tính khuôn mẫu, tính minh xác và tính công vụ.

1. Tính khuôn mẫu 

Tính khuôn mẫu của phong cách ngôn ngữ hành chính thể hiện ở một kết cấu văn bản thống nhất, bao gồm ba phần:

a) Phần đầu (xem các nội dung trong SGK)
b) Phần chính: nội dung chính của văn bản
c) Phần cuối (xem các nội dung trong SGK)

2. Tính minh xác

Văn bản hành chính là văn bản được viết ra chủ yếu để thực thi, do vậy cần phải rất minh xác. Thể hiện qua phong cách ngôn ngữ như sau:

– Mỗi từ chỉ có một nghĩa, mỗi câu chỉ có một ý
– Không dùng từ địa phương, từ trong khẩu ngữ
– Không dùng các biện pháp tu từ hoặc lối biểu đạt hàm ý
– Ngôn từ trong văn bản hành chính là chứng tích pháp lí, nên không thể tùy tiện xóa bỏ, thay đổi, sửa chữa; phải chính xác đến từng dấu chấm, phẩy.
– Các văn bản nhà nước cần chính xác cả những ngày tháng mà văn bản có hiệu lực, cả chữ kí của người ban hành văn bản, v.v…

READ:  Em hãy phân tích tấn bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người của Chí Phèo

3. Tính công vụ

– Ngôn ngữ hành chính là ngôn ngữ dùng trong giao tiếp công vụ, do vậy những biểu đạt tình cảm của cá nhân bị hạn chế ở mức tối đa.
– Các từ ngữ biểu cảm nếu dùng cũng chỉ có tính ước lệ, khuôn mẫu. Ví dụ: kính chuyển, kính mong, trân trọng kính gửi…
– Trong đơn từ của cá nhân, khi muốn trình bày sự việc, người ta chú trọng đến những từ ngữ biểu ý hơn là biểu cảm.
– Những giấy tờ giao dịch (hợp đồng kinh tế, mua bán,…) cũng cần sử dụng ngôn ngữ hành chính để đảm bảo tính pháp lí.

Ba đặc điểm: tính khuôn mẫu, tính minh xác, tính công vụ giúp ta phân biệt phong cách ngôn ngữ hành chính với các phong cách ngôn ngữ khác.

Học thuộc phần Ghi nhớ cuối bài học trong SGK.

III. LUYỆN TẬP

Bốn bài tập trong sách giáo khoa đều vừa sức. Anh (chị) tự làm. Riêng bài tập 3, có thể ghi biên bản cuộc họp sinh hoạt lớp cuối tuần hoặc cuộc họp của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.