Soạn bài Ôn tập phần Tiếng Việt lớp 11 học kỳ 2

ÔN TẬP PHẦN TIẾNG VIỆT LỚP 11

Câu 1: Phân biệt ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân ?

a. Ngôn ngữ là tài sản chung của xã hội

  • Bao gồm những yếu tố chung cho mọi thành viên trong xã hội như: âm vị, tiếng, từ, cụm từ cố định.
  • Những quy tắc ngữ pháp chung cho mọi người cần tuân theo như: tổ chức câu, trật tự từ, dấu câu,…
  • Ngôn ngữ là sản phẩm chung của hoạt động giao tiếp xã hội.

b. Lời nói cá nhân:

  • Sự vận dụng các yếu tố chung để tạo thành lời nói cụ thể.
  • Vận dụng linh hoạt các quy tắc ngữ pháp.
  • Mang dấu ấn cá nhân về nhiều phương diện như: trình độ, hoàn cảnh sống, sở thích cá nhân,…

Câu 2: Phân tích mối quan hệ hai chiều giữa ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân thể hiện qua việc sử dụng ngôn ngữ để sáng tạo nên hình tượng bà Tú trong bài thơ “Thương vợ” của Tú Xương?

  • Bài thơ gồm 56 tiếng, đều là ngôn ngữ chung
  • Sự vận dụng sáng tạo của Tú Xương:
    • “Lặn lội thân cò” lấy từ ngôn ngữ chung, nhưng đã đảo trật tự từ
    • “Eo sèo mặt nước” (tương tự)
    • “Năm nắng mười mưa” (vận dụng thành ngữ)

Tất cả: thể hiện sự chịu thương, chịu khó, tần tảo đảm đang của bà Tú.

READ:  Soạn bài Luyện tập về lập luận phân tích (tác phẩm thơ)

Câu 3: Ngữ cảnh là:

A. những câu văn đi trư­ớc và những câu văn đi sau một câu văn nào đó.
B. là bối cảnh ngôn ngữ làm cơ sở cho việc sử dụng từ ngữ và tạo lập lời nói, đồng thời làm căn cứ để lĩnh hội đ­ược nội dung ý nghĩa của lời nói.
C. là hoàn cảnh khách quan đư­ợc nói đến trong câu.
D. là hoàn cảnh ngôn ngữ vào một thời kì nhất định.

(Đáp án :B)

Câu 4: Bối cảnh sáng tác bài “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” ?

  • Bối cảnh rộng: hoàn cảnh đất nước bị xâm lược
  • Bối cảnh hẹp: Nghĩa sĩ nông dân tự vũ trang tập kích giặc ở đồn Cần Giuộc. Trong cuộc chiến đấu không cân sức ấy: 21 nghĩa sĩ đã hi sinhà bài văn tế ra đời trong bối cảnh chung và cụ thể đó.

Câu 5:

a. Nghĩa sự việc: nghĩa tương ứng với sự việc được đề cập đến trong câu

  • Sự việc có thể là hành động, trạng thái, quá trình, tư thế, sự tồn tại, quan hệ
  • Do chủ ngữ, vị ngư, trạng ngữ, khởi ngữ, thành phần phụ khác của câu biểu hiện

b. Nghĩa tình thái: thái độ, sự đánh giá của người nói à sự việc ; người nghe.

  • Biểu hiện qua các từ ngữ tình thái.
READ:  Soạn bài Nghị luận xã hội (Bài viết số 1)

Câu 7: Đặc điểm loại hình của tiếng Việt

  • Tiếng là đơn vị cơ sở của ngữ pháp
  • Từ không biến đổi hình thái

Ý nghĩa ngữ pháp : ở chỗ sắp đặt từ theo thứ tự trước sau và cách dùng hư từ

Ví dụ minh hoạ:

“Thôn/ Đoài/ ngồi/ nhớ/ thôn /Đông”
“Con ngựa đá con ngựa đá”

ở đây cấm không được câu cá; ở đây được câu cá không cấm;

Câu 8:

a. Phong cách ngôn ngữ Báo chí :

  • Các phương tiện diễn đạt:
    • Từ vựng (phong phú) cho từng loại
    • Ngữ pháp: câu đa dạng, ngắn gọn
    • Biện pháp tu từ: không hạn chế
  • Đặc trưng cơ bản:
    • Tính thông tin, thời sự
    • Tính ngắn gọn
    • Tính sinh động hấp dẫn

b. Phong cách ngôn ngữ Chính luận

  • Các phương tiện diễn đạt:
    • Từ ngữ chung, lớp từ chính trị
    • Ngữ pháp: câu chuẩn mực
    • Biện pháp tu từ: sử dụng nhiều
  • Đặc trưng cơ bản:
    • Tính công khai về quan điểm CT
    • Tính chặt chẽ trong diễn đạt suy luận
    • Tính truyền cảm, thuyết phục .