Soạn bài Ôn tập văn học lớp 11 học kỳ 2

ÔN TẬP VĂN HỌC LỚP 11

Câu 1:

+Thơ mới nảy sinh trong hoàn cảnh xa hội thực dân nửa phong kiến.
+Tác giả thơ mới: tri thức Tây học (thơ trung đại: Nho sĩ và quan lại)
+Thơ mới thể hiện cái tôi cá nhân một cách tuyệt đối (thơ trung đại cái ta -tính phi ngã)
+Thơ mới ảnh hưởng thi pháp văn hóa Phương Tây (thơ trung đại ảnh hưởng thi pháp văn hóa trung đại Trung Hoa)

Câu 2:

LƯU BIT KHI XUT DƯƠNG HU TRI
NI DUNG Lí tưởng của trang nam nhi chủ động xoay trời chuyển đất. Không phụ thuộc vào hoàn cảnh cuộc sống Cái tôi hào hoa, phóng túng, khẳng định tài năng văn chương

Khao khát muốn được thể hiện mình giữa cuộc đời.

NGHỆ THUT Xây dựng hình tượng kì vĩ, hào hùng (Thơ tuyên truyền cổ động cách mạng) Giọng điệu tự nhiên, có nhiều sáng tạo (hư cấu chuyện hầu trời…Cái tôi ngông)

 

NI DUNG CN ĐT

Những nét chính về hai bài thơ:

 – Lưu biệt khi xuất dương

+Thời điểm ra đời: Lưu biệt khi xuất dương (1905), Hầu trời (1921). Đây là thời kì mở đầu cho quá trình hiện đại hoá văn học Việt Nam
+Cả hai bài thơ: đều thể hiện phần nào cái tôi, ý thức cá nhân. Vẻ đẹp lãng mạn hào hùng ở Phan Bội Châu, cái tôi tài hoa, ngông ở Tản Đà
+Cả hai bài thơ đều nằm ở điểm giao thời, của hai thời đại thi ca , từ thi ca trung đại chuyển sang thi ca hiện đại.

– Vội vàng

+ Cái tôi cá nhân thực sự trỗi dậy mạnh mẽ, sự cuồng nhiệt đến hết mình khi giao cảm với thiên nhiên, con người.
+ Quan niệm mới mẻ về nhân sinh, về thời gian, cuộc đời.

BNG THNG KÊ CÁC TÁC PHM

NỘI DUNG NGHỆ THUẬT
Vội vàng

(XUÂN DIỆU)

Sự giao cảm hết mình với thiên nhiên, con người, cuộc đời.

Quan niệm mới mẻ về nhân sinh, nỗi buồn về sự trôi chảy của thời gian, để từ đó có cách sống vội vàng.

Giọng điệu say mê. sôi nổi, có nhiều sáng tạo về ngôn ngữ và hình ảnh.
Tràng Giang

(HUY CẬN)

Cái tôi cô đơn trước thiên nhiên, tình yêu quê hương… Màu sắc cổ điển

Giọng điệu gần gũi, thân thuộc

Đây thôn VĨ DẠ

(HÀN MẶC TỬ)

Tình cảm thiết tha với đời, với người. Nỗi buồn bâng khuâng, với bao uẩn khúc trong lòng…
Chiều tối

(HỒ CHÍ MINH)

Tinh thần lạc quan, vượt lên trên hoàn cảnh khắc nghiệt…

Tình yêu thiên nhiên…..

Vẻ đẹp cổ điển mà hiện đại

Sự vận động của tư tưởng, hình ảnh, cảm xúc.

Từ ấy

(TỐ HỮU)

Niềm vui khi đón nhận lí tưởng của Đảng, lời tâm nguyện chân thành, thiết tha, rạo rực… Vận động về tâm trạng thể hiện qua ngôn từ, hình ảnh, nhạc điệu (ảnh hưởng của thơ mới)
Tôi yêu em

(PU-SKIN)

Tình yêu chân thành, mãnh liệt

vị tha, cao thượng

Ngôn ngữ giản dị, thể hiện tinh tế cảm xúc và lí trí của “tôi”
BÊ-LI-CỐP Phê phán lối sống ích kỉ, bạc nhược, bảo thủ của một bộ phận tri thức Nga cuối thế kỉ XIX, đặt vấn đề: phải thay đổi, lối sống, xã hội…. Nhân vật điển hình

Chi tiết nghệ thuật độc đáo: cái vỏ bao. giọng điệu chậm, mỉa mai, đượm buồn.

GIĂNG VAN-GIĂNG NỘI DUNG

Trong hoàn cảnh bất công, tuyệt vọng, con người chân chính vẫn có thể bằng ánh sáng của tình yêu thương đẩy lùi bóng tối của cường quyền
bạo lực…đặt niềm tin vào tương lai.

NGHỆ THUẬT

Sự đối lập giữa hai nhân vật:

Gia-ve < > Giăng Van-giăng

Hình ảnh lãng mạn: nụ cười của Phăng-tin

Nghệ thuật xây dựng nhân vật

(cử chỉ, ngôn ngữ, hành động)

ÔN TẬP CỤ THỂ CÁC KIẾN THỨC

Câu 1. Thơ mới khác với thơ trung đại về cả nội dung và hình thức – Về nội dung:

Thơ trung đại chủ yếu bày tỏ nỗi lòng, chí khí đối với vua, với nước (Thi dĩ ngôn chí), nặng tính chất giáo huấn. Thơ mới chủ yếu thể hiện “cái tôi” cá nhân trước con người và thế giới: một cái tôi thiết tha, say đắm trước thiên nhiên và con người nhưng có lúc không tránh được nỗi buồn cô đơn, bơ vơ giữa cuộc đời và không gian vô tận.

– Về hình thức: Thơ trung đại mang tính quy phạm, thể thơ gò bó vào niêm luật, hình ảnh mang nặng tính ước lệ, công thức. Thơ mới thoát khỏi cách diễn đạt theo quy tắc cứng nhắc, thể thơ tự do (số tiếng, số dòng, vần, nhịp…) ngôn ngữ thơ cần với lời nói cá nhân, hình ảnh sinh động gân với đời sống.

Câu 2. Bài thơ Lưu biệt khi xuất dương của Phan Bội Châu và bài Hầu trời của Tản Đà.

– Nội dung cơ bản và đặc điểm nghệ thuật chủ yếu của từng bài các em xem lại ở các bài đọc văn.

– Tính chất giao thời (giữa văn học trung đại và hiện đại) thể hiện qua hai bài thơ trên.

+ Bài Xuất dương lưu biệt: Về thi pháp cơ bản vẫn thuộc phạm trù văn học trung đại (thể thơ Đường luật, hình ảnh ước lệ…). Nét mới ở bài thơ là chất lãng mạn hào hùng toát ra từ nhiệt huyết cách mạng sôi nổi của nhà cách mạng Phan Bội Châu.
+ Bài Hầu trời: Hình thức vẫn theo lối thơ cổ, cách dùng từ, hình ảnh, cách diễn đạt vẫn mang dấu ấn văn học trung đại nhưng sự cách tân tương đối rõ: thể thơ trường thiên khá tự do; đặc biệt là bài thơ đã thể hiện một “cái tôi” cá nhân phóng túng, ý thức được tài năng và khát khao khẳng định mình giữa cuộc đời.

Câu 3. Từ ba bài thơ: Lưu biệt khi xuất dương của Phan Bội Châu, Hầu trời của Tản Đà, Vội vàng của Xuân Diệu hãy làm rõ quá trình hóa hiện đại hóa của thơ ca thời kì đầu thế kỉ XX đến cách mang tháng Tám năm 1945.

Gợi ý: Theo thứ tự, từng bài thơ trên ứng với thứ tự ba giai đoạn trong quá trình hiện đại hóa của thơ ca (nói riêng) văn học (nói chung) từ đầu thế kỉ XX đến các mạng tháng tám năm 1945. Các em dựa vào kiến thức ở bài khái quát văn học thời kì để chỉ ra từng bước hiện đại hóa của thơ ca (lấy ba bài thơ để minh họa).

Câu 4. Nêu nội dung tư tưởng và đặc sắc nghệ thuật của bài thơ: Vội vàng của Xuân Diệu, Tràng giang của Huy Cận, Đây thôn Vĩ dạ của Hàn Mặc Tử, Tương tư của Nguyễn Bính…

Gợi ý: Để trả lời câu hỏi này các em nên dựa vào kiến thức ở phần củng cố (kết luận) trong từng bài đọc văn về sắc về nghệ thuật của từng bài.

Câu 5. Tư tưởng và đặc sắc nghệ thuật của các bài Chiều tối, Lai tân của Hồ Chí Minh, Từ ấy, Nhớ đồng của Tố Hữu. – Bài Chiều tối của Hồ Chí Minh:

+ Qua bức tranh Chiều tối ở vùng rừng núi nơi Bác bị giải đi qua ta cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn cua nhà thơ – chiến sĩ. Đó là lòng yêu mến thiên nhiên, yêu cuộc sống bình dị khỏe khoắn của người lao động, phong thái ung dung nghị lực kiên cường cùng vượt lên hoàn cảnh.

+ Nghệ thuật đặc sắc: kết hợp hài hòa màu sắc cổ điện với tinh thần hiện đại; ngôn ngữ hàm súc. – Bài Lai tân của Hồ Chí Minh. + Bài thơ vạch trần thực trạng thối nát của xã hội Trung Quốc thời Tưởng Giới Thạch.

+ Nghệ thuật đặc sắc: Thể hiện ở kết cấu bài thơ. Ba câu đầu nghiêng về kể, điểm nút là câu thứ tư. Sự nghịch lí được tạo bởi mối quan hệ giữa ba câu đầu với ý nghĩa câu cuối làm nổi bật ý châm biếm, mỉa mai.

– Bài Từ ấy của Tố Hữu:

+ Bài thơ thể hiện niềm vui sướng, hạnh phúc, say mê của Tố Hữu trong buổi đầu gặp gỡ lí tưởng cách mạng, ý thức tự nguyện gắn bó, đấu tranh vì những người lao độn nghèo khổ.
+ Nét nghệ thuật đặc sắc: bài thơ giàu nhạc điệu, biện pháp tu từ gợi cảm, hình ảnh tươi sáng, rực rỡ. – Bài Nhớ đồng của Tố Hữu:

+ Bài thơ thể hiện niềm yêu quý thiết tha và nỗi nhớ da diết của nhà thơ đối với quê hương, đồng bào, niềm say mê lí tưởng, khát khao tự do, khát khao hành động của nhà thơ.

+ Nét nghệ thuật đặc sắc: Thủ pháp điệu được sử dụng linh hoạt, hình ảnh gợi cảm, giọng nói thiết tha.

Câu 6. Cái đẹp, cái hay, sức hấp dẫn của bài thơ Tôi yêu em của Pu-skin: Lời bộc bạch tình yêu đơn phương nhưng thiết tha, mãnh liệt, đặc biệt là quan niệm tình yêu cao thượng, giàu vị tha, nhân hậu – sự chân thành thể hiện ở ngôn ngữ thơ giản dị, ít dùng từ.

Câu 7. Phân tích hình tượng nhân vật Bê-li-cốp trong truyện ngắn Người trong bao của Sê-khốp. Các em dựa vào nội dung đọc văn về tác phẩm này thể trả lời câu hỏi.

Câu 8. Phân tích hình tượng nhân vật Giăng Van-giăng trong đoạn trích Người cầm quyền khôi phục uy quyền của Huy-gô. Dựa vào nội dung bài đọc văn về đoạn trích để trả lời câu hỏi này.

READ:  Đọc hiểu bài Về luân lí xã hội ở nước ta