Soạn bài Từ Đồng Nghĩa

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Thế nào là từ đồng nghĩa?

a) Có thể thay hai từ rọi, trông trong bản dịch thơ Xa ngắm thác núi Lư của Tương Như bằng từ nào? Tại sao có thể thay được như vậy?

Gợi ý: Tra từ điển để nắm được nghĩa của từ rọi, trông. Có thể thấy các từ đồng nghĩa vào vị trí này, chẳng hạn: thầy rọi bằng chiếu, thay trống bằng nhìn,…

c) Trông trong bản dịch thơ Xa ngắm thác núi Lư có nghĩa là “nhìn để nhận biết“. Ngoài nghĩa đó ra, từ trông còn có những nghĩa sau:

Coi sóc, giữ gìn cho yên ổn;

Mong.

Tìm các từ đồng nghĩa với mỗi nghĩa trên của từ trông.

Gợi ý: Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều nhóm đồng nghĩa khác nhau. Từ trông có thể thuộc những nhóm đồng nghĩa khác nhau tương ứng với các nghĩa của nó. Với nghĩa “nhìn để nhận biết”, trông có các từ đồng nghĩa: nhìn, ngó, nhòm, liếc,… Với nghĩa “coi sóc, giữ gìn cho yên ổn”, từ trông có các từ đồng nghĩa: trông coi, chăm sóc, chăm nom,… Với nghĩa “mong”, từ trông có các từ đồng nghĩa: mong, ngóng, trông mong, trông chờ,…

2. Phân loại từ đồng nghĩa

a) So sánh nghĩa của từ quảtrái trong hai ví dụ sau:

– Rủ nhau xuống biển mò cua

Đem về nấu quả me chua trên rừng

(Trần Tuấn Khải)

– Chim xanh ăn trái xoài xanh,

Ăn no tắm mát đậu cành cây đa.

(Ca dao)

Gợi ý: Hai từ này đồng nghĩa hoàn toàn với nhau, có thể thay thế được cho nhau trong văn cảnh.

b) Nghĩa của từ bỏ mạnghi sinh trong hai câu dưới đây có chỗ nào giống và khác nhau?

READ:  Đọc hiểu bài thơ Nỗi Lòng (Cảm hoài )

– Trước sức tấn công như vũ bão và tinh thần chiến đấu dũng cảm tuyệt vời của nghĩa quân Tây Sơn, hàng vạn quân Thanh đã bỏ mạng.

– Công chúa Ha-ba-na đã hi sinh anh dũng, thanh kiếm vẫn cầm tay.

Truyện cổ Cu-ba)

Gợi ý: Hai từ đã cho:

– Giống nhau: đều dùng để chỉ cái chết.

– Khác nhau: Về sắc thái biểu cảm (từ hi sinh chỉ cái chết đáng tôn trọng, ngược lại từ bỏ mạng thường dùng để chỉ cái chết của những kẻ xấu xa). Hai từ này tuy cũng có những nét nghĩa tương đồng nhưng có những trường hợp không thể thay thế được cho nhau.

Như vậy, có thể chia từ đồng nghĩa thành hai loại chính:

a) Từ đồng nghĩa hoàn toàn:

Là những từ cùng chỉ một sự vật, hiện tượng, cùng biểu thị một khái niệm; nói chung, chúng có thể thay thế cho nhau. Ví dụ:trái – quả; vùng trời – không vận; có mang – mang thai – có chửa.

b) Từ đồng nghĩa không hoàn toàn

– Từ đồng nghĩa có sắc thái khác nhau, ví dụ: chết – hi sinh – từ trần – tạ thế – trăm tuổi – khuất núi – qua đời – mất – thiệt mạng – bỏ xác – toi mạng, …

– Từ gần nghĩa: Tức là những từ về cơ bản là đồng nghĩa nhưng có một vài nét nghĩa nào đó khác nhau. Ví dụ: mang, khiêng, vác đều có nghĩa là hoạt động di chuyển một vật gì đó, nhưng mang thì không có nét nghĩa bộ phận cơ thể thực hiện hoạt động; khiêng là hoạt động di chuyển có sự cộng tác của nhiều người dùng tay nâng vật lên; vác là hoạt động di chuyển bằng cách để vật lên vai.

3. Sử dụng từ đồng nghĩa

READ:  Từ đồng nghĩa là gì?

a) Thử thay các từ đồng nghĩa quả / trái bỏ mạng / hi sinh trong các ví dụ trên rồi rút ra nhận xét:

Gợi ý:

quảtrái là những từ đồng nghĩa hoàn toàn hay không hoàn toàn?

bỏ mạnghi sinh đồng nghĩa với nhau hoàn toàn hay không hoàn toàn?

Những từ đồng nghĩa hoàn toàn thì có thể thay thế cho nhau mà không ảnh hưởng gì đến ý nghĩa của câu (có thể thay quả bằng trái và ngược lại); còn các từ đồng nghĩa không hoàn toàn thì việc thay thế sẽ dẫn đến sự thay đổi ý nghĩa của câu, nhất là sắc thái nghĩa biểu cảm (không thể thay bỏ mạng bằng hi sinh, vì mặc dù đều có nghĩa gốc là chết nhưng bỏ mạng mang sắc thái khinh bỉ, còn hi sinh lại mang sắc thái kính trọng, ngợi ca.)

b) Có thể thay tiêu đề đoạn trích Sau phút chia li (bài 7) bằng Sau phút chia tay được không? Vì sao?

Gợi ýChinh phụ ngâm khúc là văn bản thơ cổ. Sau phút chia liSau phút chia tay chỉ khác nhau ở từ chia lichia tay. Hai từ này đồng nghĩa với nhau: đều có nghĩa là “rời nhau, mỗi người đi một nơi”. Nhưng người biên soạn SGK đã chọn từ chia li vì từ này mang sắc thái cổ xưa, phù hợp với văn bản thơ cổ hơn, gợi ra cảnh ngộ của người chinh phụ xưa rõ ràng hơn.