Soạn bài Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em

TUYÊN BỐ THẾ GIỚI VỀ SỰ SỐNG CÒN,
QUYỀN ĐƯỢC BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN
CỦA TRẺ EM

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Văn bản Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em gồm 17 mục, ngoài phần tuyên bố về mục đích tham dự Hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em và nhận thức về nhu cầu, quyền được chăm sóc, phát triển của trẻ em, văn bản được bố cục thành ba phần:

– Phần Sự thách thức: phân tích thực trạng cuộc sống của trẻ em trên thế giới (trẻ em trước hiểm hoạ chiến tranh và bạo lực, trẻ em trong thảm hoạ đói nghèo, khủng hoảng kinh tế, dịch bệnh, ma tuý…);

– Phần Cơ hội: Chỉ ra những điều kiện thuận lợi của bối cảnh quốc tế trong việc thúc đẩy việc chăm sóc, bảo vệ quyền trẻ em;

– Phần Nhiệm vụ: Xác định những nhiệm vụ cần phải thực hiện của từng quốc gia và cộng đồng quốc tế vì sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em.

Ba phần của văn bản này có quan hệ chặt chẽ với nhau. Hai phần trước là cơ sở, căn cứ để rút ra những nội dung ở phần sau.

2. Thực tế cuộc sống của trẻ em trên thế giới đã được nêu lên ở phần Sự thách thức. Thực trạng này được khái quát theo những nội dung:

– Trẻ em trở thành nạn nhân của hiểm hoạ chiến tranh và bạo lực, của sự phân biệt chủng tộc, của sự xâm lược, chiếm đóng và thôn tính của nước ngoài;

– Trẻ em là nạn nhân của đói nghèo và khủng hoảng kinh tế, của nạn vô gia cư, dịch bệnh, mù chữ, môi trường xuống cấp;

READ:  Soạn bài Bài thơ về tiểu đội xe không kính

– Tình trạng trẻ em chết do suy dinh dưỡng và bệnh tật, ma tuý.

Những nội dung về thực trạng cuộc sống của trẻ em đặt ra những nhiệm vụ cấp bách cho từng quốc gia và cộng đồng quốc tế.

3. Bối cảnh quốc tế hiện nay có những điều kiện thuận lợi cơ bản để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc trẻ em. Những điều kiện thuận lợi này được chỉ ra trong phần Cơ hội, cụ thể là:

– Mối liên kết về phương tiện, kiến thức giữa các quốc gia: công ước về quyền trẻ em;

– Sự hợp tác và đoàn kết quốc tế mở ra những khả năng giải quyết những vấn đề về phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường, ngăn chặn dịch bệnh, giải trừ quân bị, tăng cường phúc lợi trẻ em.

4. Dựa trên tình hình thực tế, trong phần Nhiệm vụ, bản Tuyên bố đã đề ra những nhiệm vụ cụ thể cho từng quốc gia và cộng đồng quốc tế vì sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em. Những nội dung này thể hiện tính toàn diện trong việc định hướng hành động. Mỗi một mục tương ứng với một phương diện cần quan tâm: từ việc chăm sóc sức khoẻ, chế độ dinh dưỡng, giảm tỉ lệ tử vong, quan tâm đến trẻ em tàn tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, bình đẳng trai – gái, xoá mù chữ, quan tâm đến sức khoẻ sinh sản của phụ nữ, kế hoạch sinh nở đến việc chú ý tạo môi trường văn hoá xã hội lành mạnh, phát triển kinh tế…

5. Bản tuyên bố cho chúng ta thấy được tầm quan trọng, tính cấp bách, toàn cầu của nhiệm vụ vì sự sống còn, quyền được bảo vệ, phát triển của trẻ em. Trên tinh thần vì tương lai của nhân loại, bản Tuyên bố đã đưa ra những nhiệm vụ cũng là chiến lược hành động một cách toàn diện cho từng quốc gia và cộng đồng quốc tế. Công việc này còn đòi hỏi sự quan tâm của từng gia đình, từng cá nhân trong mỗi cộng đồng.

READ:  Soạn bài Lặng lẽ Sa Pa (Nguyễn Thành Long)

II. RÈN LUYỆN KỸ NĂNG

Tuy chỉ là một trích đoạn nhưng bài viết này có thể coi là một văn bản khá hoàn chỉnh về hiện thực và tương lai của trẻ em cũng như những nhiệm vụ cấp thiết mà cộng đồng quốc tế phải thực hiện nhằm đảm bảo cho trẻ em có được một tương lai tươi sáng.

Ngoài hai ý mở đầu, bài viết được chia thành ba phần rất rõ ràng:

Phần một (sự thách thức): thực trạng cuộc sống khốn khổ của rất nhiều trẻ em trên thế giới – những thách thức đặt ra với các nhà lãnh đạo chính trị.

Phần hai (cơ hội): những điều kiện thuận lợi đối với việc bảo vệ và phát triển cuộc sống, đảm bảo tương lai cho trẻ em.

Phần ba (nhiệm vụ): những nhiệm vụ cụ thể, cấp thiết cần thực hiện nhằm bảo vệ và cải thiện đời sống, vì tương lai của trẻ em.

Cách đọc: Đọc bài văn bằng giọng mạnh mẽ, hùng hồn.