Sự tích chim Hít Cô

Truyện cổ tích Việt Nam

SỰ TÍCH CHIM HÍT CÔ

Ngày xửa ngày xưa, ở một ngôi làng nọ, có một người cô ở với đứa cháu của mình trong một căn nhà nhỏ chật hẹp. Người cô đã lớn tuổi, góa chồng từ lâu, còn đứa cháu mới khoảng mười hai tuổi, nhưng vì mồ côi cha mẹ nên ở cùng người cô, nương tựa, rau cháo cùng nhau sống qua ngày. Ngày ngày, hai cô cháu ra đồng mò cua bắt ốc hoặc đi mót lúa để có cái ăn. Cuộc sống không quá dư dả nhưng hai cô cháu họ luôn vui vẻ, hạnh phúc.

Rồi một năm, bỗng mất mùa đói kém, hạn hán làm cho các sông hồ cạn khô hết nước, không cây cối nào có thể phát triển được. Hai cô cháu họ cùng những người hay đi mò cua bắt ốc khác cũng hết đường kiếm ăn. Thời tiết khắc nghiệt, cua ốc không còn để bắt nữa, mà lúa gạo trong nhà cũng chẳng còn. Những người khác ở trong làng nếu có sức khỏe thì lên rừng đốn củi để đem xuống chợ đổi lấy lúa gạo, nhưng hai cô cháu nhà này thì sức cùng lực kiệt, không thể lên rừng đốn củi được nên họ đành nhịn đói nằm chờ chết ở nhà.

May mắn thay, vào một buổi sáng nọ, có người hàng xóm sang báo tin với họ rằng ở làng bên cạnh có ruộng lúa đã được gặt. Cả hai cô cháu đều đang rất đói, người cô thì không thể đủ sức để đứng dậy được nữa. Chỉ có người sau cố hết sức thì đứng dậy được. Sau khi được người hàng xóm đem cho một bát canh thì người cháu húp lấy húp để, mới có sức để theo mọi người trong làng đi mót lúa.

READ:  Con thỏ biển tí hon

Khi họ đến nơi thì ruộng lúa đã bắt đầu gặt, diện tích ruộng lúa thì nhỏ hẹp mà có không biết bao nhiêu người đi mót lúa. Tất cả bọn họ đều lao vào mót, mặc kệ cho nhà chủ sai người cầm roi quất tới tấp trên lưng.

Sau một buổi chiều thì người cháu trai cũng mót được một lắm lúa nhỏ, dù không đáng bao nhiêu nhưng trong lúc sắp chết vì đói như vậy thì những hạt lúa đó cũng vô cùng đáng giá. Người cháu hăng hái tuốt, sảy rồi cho vào cối để giã. Một lúc sau, anh ta bỏ chỗ thóc đó vào nồi để nấu cháo.

Khi nôi cháo vừa sôi thì người cô bỗng lên cơn đau bụng dữ dội. Thấy vậy, người cháu chạy lại hỏi thăm, người cô vì đau bụng quá mà rên lên ỉ ôi, bảo người cháu của mình chạy đi xin cho một ít gừng. Mặc dù có chút ngần ngại nhưng vì thấy tình hình của cô nguy kịch nên người cháu đánh ngựa vào làng. Trong lúc người cháu vào làng để xin gừng, dù đau bụng nhưng người cô cũng cố gượng dậy để cho thêm củi vào nồi cháo đang đun. Một lúc sau, thấy cháo đã chín thì người cô cho thêm vào đó vài hạt muối và đưa thìa cháo lên miệng. Sau bao nhiêu ngày nhịn đói, cháo trôi đến đâu, người cô cảm thấy như cơ thể mình được hồi sinh đến đó. Vì quá đói, lại thấy người cháu chưa về, người cô đã ăn gần hết nồi cháo, chỉ để lại một ít để phần người cháu trai của mình. Khi ngồi trên chõng chờ đợi mãi, người cô nghĩ thầm : “ Chắc cháu ta vào trong làng đã được ai thương tình cho ăn, chứ nếu có không xin được gừng thì nó cũng đã trở về sớm”. Cô liền lại gần bát cháo và húp bớt một tí, người cô nhìn xa xăm ra cửa, rồi lại trở vào ăn nốt phần cháo của cháu.

READ:  Chim ưng thần

Khi người cháu trai đi xin gừng trở về, thì thấy nồi cháo chỉ còn một ít nước ở đáy nồi, toan cất tiếng hỏi nhưng không thấy người cô trả lời, tức thì cháu ngồi ôm mặt khóc nức nở. Người cháu vừa khóc vừa cất tiếng oán trách cô mình. Cậu ta cầm bát cháo lại gần, dí sát vào mặt cô mà chì chiết:

– Đó, còn một ít nữa, cô hít đi, hít đi cô, hít cô…

Buổi sáng hôm sau, mãi vẫn không thấy người cháu ngủ dậy, đến trưa, người cô lại gần thì đã thấy toàn thân cháu lạnh toát.

Cũng từ đó trở đi, những người trong vùng hay nghe thấy tiếng chim kêu sầu thảm “ Hít cô, hít cô…”. Đó như một lời nhắc nhở mọi người về những năm đói kém thuở xưa.