Sự tích con Dế

Truyện cổ tích Việt Nam

SỰ TÍCH CON DẾ

Ngày xửa ngày xưa, ở một vùng nọ có một gia đình, người đàn ông này có hai người vợ, vợ cả của ông chết sớm chỉ để lại cho ông một đứa con trai nhỏ tên gọi Văn Linh. Vợ lẽ của ông cũng sinh một người con trai gọi là Văn Lang.

Văn Linh kém Văn Lang năm tuổi, tuy nhiên hai anh em vẫn chung sống, chơi đùa với nhau vô cùng vui vẻ, thân thiết chả kém gì anh em cùng mẹ sinh ra. Mỗi khi trẻ con lối xóm hùa nhau bắt nạt Văn Linh thì Văn Lang đều đứng ra bảo vệ. Tuy vậy, Văn Lang đâu biết rằng mẹ mình trong lòng luôn luôn cho rằng Văn Linh là kẻ thù, là cái gai trong mắt.

Ngày lại qua ngày, Văn Linh giờ đã lớn khôn, cha chàng liền cho chàng đi theo nghiệp đèn sách. Về phần Văn Lang, chàng từ lâu đã luôn theo cha trông coi nghề cày cấy.

Gia đình họ vốn là gia đình khá giả trong vùng. Tài sản gây dựng vài đời đến nay cũng có vài chục mẫu ruộng, có thêm một mẫu vườn, còn có nhà ngói và cây mít.

Nhưng ngày kia, người cha không hiểu sao đột nhiên qua đời sau một cơn bạo bệnh. Mụ dì ghẻ bên ngoài thì luôn tỏ vẻ quan tâm, ân cần chăm sóc cho Văn Linh như con đẻ, nhưng trong lòng mụ thì lúc nào cũng muốn nhổ đi cái gai trong mắt này của mình.

Theo tục lệ thì Văn Linh là con đích, nên hầu như toàn bộ tài sản sẽ thuộc về chàng. Còn như mẹ con Văn Lang thì khác, họ cùng lắm cũng chỉ được chia cho vài mẫu ruộng xấu cùng cái trại ở bên kia dồi mà thôi. Đó đã là lệ rồi, bỏi vì số phận hai anh em từ khi sinh ra đã khác nhau, khó lòng mà thay đổi được.

Chính vì thế mà mụ dì ghẻ đột nhiên nổi ác tâm, mụ nuôi ý định giết con chồng, chiếm toàn bộ tài sản. Âm mưu ấy ngày nào cũng âm ỉ trong tâm mụ, nó lại càng lớn hơn kẻ luôn bao bọc Văn Linh, cũng chính là chồng mụ qua đời.

Một ngày kia, mụ dì ghẻ gọi hai anh em tới và đứa chúng tiền sai mang đi mua gỗ về. Nhưng trước lúc đi, mụ ta gọi con đẻ của mình vào trong buồng riêng mà dặn:

– Hôm nay con hãy tìm cách mà “khử” nó đi. Trong rừng nhiều thú dữ như vậy, sức con cũng phải gấp đôi nó, chỉ cần kín đáo và khôn khéo một chút thì chả sợ ai bắt tội bắt vạ gì cả!”

Mụ ta còn rủ rỉ rằng:

– Nó sống thì hai mẹ con mình không có tấc tất để cắm dùi. Trừ được rồi thì chúng ta mới mơ được sống sung sướng con ạ!”

READ:  Cô dâu đen và cô dâu trắng

Thương Văn Linh lắm nên Văn Lang chẳng muốn nghe những lời này của mẹ mình, nhưng chàng cũng không muốn làm mẹ phật ý, nên cứ giả bộ nghe lời cùng với Văn Linh khăn gói rời nhà.

Lúc đến tận cửa rừng, Văn Lang bèn nói hết mọi sự cho Văn Linh nghe rồi khuyên:

– Trước sau gì mẹ tôi cũng sẽ lại tìm cách mà hại anh. Giờ anh hãy trốn đi. Tiền mua gỗ này anh cầm tạm mà chi tiêu dọc đường. Đến lúc nào đó thích hợp anh trở về, rồi chúng ta sẽ lại cùng nhau chung sống vui vẻ như trước.

Đợi cho Văn Linh rời đi hẳn, Văn Lang bèn tìm một con chó, giết lấy máu vung ra khắp nơi, sau đó mới trở về báo với mẹ biết mình đã trừ khử Văn Linh xong. Chàng cũng thông báo cho bà con lối xóm biết tin anh mình vào rừng bị hổ vồ tha đi mất tích rồi. Mọi người cũng chẳng ai nghi ngờ gì cả. Mụ dì ghẻ lúc này an tâm lắm, một mực tin tưởng con trai đã trừ khử xong mầm họa của mụ ta nên không còn lo lắng suy nghĩ gì nữa.

Về phía Văn Linh, sau khi đau khổ mà từ giã với Văn Lang thì một mình bơ vơ giữa rừng. Bởi chàng chưa bao giờ đi xa một mình, nay cũng chẳng biết nơi chốn nào để đi cả. Chàng loanh quanh, ngập ngừng mãi, sau cùng thì chàng lần mò tới mồ của mẹ mình, úp mặt lên mộ khóc lóc thảm thương rồi thiếp đi lúc nào chẳng hay.

Dưới mồ, nghe thấy con than khóc, người mẹ rất thương con, vì vậy hiện lên biến thành chim phượng hoàng khổng lồ, dang cánh che cho con. Khi trời gần sáng, phượng hoàng liền quắp Văn Linh vào chân rồi bay đi. Phượng hoàng bay tít một ngọn núi cao mới hạ cánh dừng lại.

Lúc Văn Linh tỉnh dậy thì vô cùng sửng sốt, phượng hoàng thấy vậy bảo ngay:

– Ta chính là mẹ của con. Từ giừ con hãy cứ ở lại đây, về đó rất nguy hiểm. Ngày ngày mẹ sẽ tới cùng con.

Dứt lời, phượng hoàng hóa ra nhà cửa, còn có đồ ăn thức uống và đủ vật dụng khác cho Văn Linh sống ở đó. Vì lo con mình xao nhãng việc học hành, phượng hoàng lại vất vả bay đi tha sách vở đến để con ngày ngày luyện tập văn vở.

Lúc trời sáng thì phượng hàng biến mất, đêm đêm nó lại bay tới chỗ Văn Linh để có thể bảo vệ cho chàng. Khi tờ mờ sáng, trước lúc bay đi thì nó không quên gấy để gọi con dậy ôn luyện.

Khi ấy, dưới chân núi có một vài ngôi nhà lẻ làm thánh một xóm dân rải rác thưa thớt. Ở xóm đó có một cô gái sinh sống tên gọi Ngọc Châu. Nàng vô cùng xinh đẹp, rất trẻ và vẫn chưa lấy chồng. Nàng còn có một nàng hầu tên gọi là Hồng. Cả hai ngày qua ngày nương tựa nhau mà sống, lấy nghề dệt vải kiếm cơm nuôi thân.

READ:  Trinh phụ hai chồng

Dạo Văn Lang tới trên núi ở, hai chủ tớ Ngọc Châu thấy lạ lắm vì không hiểu tại sao từ trên núi cao, vốn trước nay không có bóng người, đột nhiên thay đổi, lúc mờ sáng họ đến khung cửi thì lại nghe thấy tiếng của chim phượng, sau đó thì nghe có tiếng người sang sảng đọc sách cho tới sáng.

Ngày kia, khi gà gáy báo canh năm thì Ngọc Châu liền giả làm đống nhấm tắt ngúm, rồi kêu nàng Hồng đi lên núi để xin lửa của người đang bắt đầu đọc sách kia. Ngày ấy, Văn Linh cũng như thường lệ, dậy sớm rồi thắp đen lên ngồi đọc sách, tự dưng lại nghe có tiếng người gõ cửa. Lúc chàng ra mở cửa thì thấy một cô gái tới nhà mình xin lửa. Cho lửa xong, chàng liền hỏi cô gái cho mình vay tạm hũ dầu, bởi vì hũ dầu nhà chàng đã cạn hết rồi.

Nàng Hồng tốt bụng liền chỉ đường tới nhà mình cho chàng tự xuống lấy dầu. Nhờ vậy mà Văn Lang quen biết Ngọc Châu. Và từ đó chàng đã có một người bạn xóm giềng giúp đỡ, có khi tối lửa tắt đèn còn có nơi nhờ vả. Ban đầu chỉ là quen biết vậy thôi, nhưng sau này họ lại muốn cùng nhau góp gạo thổi cơm, kết duyên vợ chồng.

Ít lâu sau, Ngọc Châu bèn ngỏ ý mời Văn Linh về nhà mình ở để tiện cho việc chăm chàng đèn sách. Chàng bèn báo tin cho mẹ mình biết, thấy vậy phượng hoàng liền mang tới cho chàng cùng Ngọc Châu vô số quần áo cùng tiền bạc. Từ ngày đó cũng không tới đây nữa.

Cả hai tổ chức lễ cưới rất đơn giản nhưng lại rất vui vẻ. Từ ngày đó, chàng đọc sách, nàng quay xe, gia đình đầm ấm, hạnh phúc không ai sánh bằng.

Văn Linh sau khi đèn sách ôn luyện ngót 5 năm trời thì mang lều chiếu đăng kí đi thi. Chàng đỗ trường hương, sau đó lại tiếp tục lên kinh để tranh đua nơi trường hội. Không phụ công chàng chăm chỉ ngày đêm, quả nhiên tên chàng được thông báo có trong bảng tiến sĩ.

Ngày chàng vinh quy, khắp nơi chiêng chống cờ quạt, quân gia đông đúc cùng kéo nhau về quê cũ. Văn Lang thấy anh mình văn hiển về nhà thì mừng rỡ lắm. Nhưng mụ dì ghẻ biết tin thì sợ quá không kịp đi trốn liền chui tọt dưới gầm giường. Chui dưới đấy mà mụ cứ run cầm cập, sau vì sợ quá mà mụ vỡ mật rồi chết, biến thành con dế.