Tại sao Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm tới vấn đề An sinh xã hội

Ở nước ta, vấn đề an sinh xã hội được đặt ra từ rất sớm. Là một nước chủ yếu là nông nghiệp, nền kinh tế còn chưa phát triển, lại thường phải gánh chịu nhiều thiên tai, địch hoạ nên mầm mống về an sinh xã hội đã có trong các câu ca dao như: “lá lành đùm lá rách”, “thương người như thể thương thân”, hoặc “bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”… các câu thành ngữ ấy đã thể hiện tính cộng đồng ở nước ta; góp phần điều chỉnh các hành vi trong xã hội về các hoạt động mang nội dung an sinh xã hội và dần dần được Nhà nước (kể từ thời phong kiến cho đến nay) xây dựng thành các chính sách.

Cũng như các nước có nền kinh tế thị trường, kinh tế thị trường ở Việt Nam đã làm cho đời sống kinh tế – xã hội năng động hơn, đa dạng và phong phú hơn. Người dân có nhiều cơ hội, điều kiện hơn để phát huy tiềm năng sức sáng tạo của mình trong hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như các hoạt động xã hội. Mặt khác kinh tế thị trường cũng đặt ra nhiều thách thức như: Phá sản, thất nghiệp là những nguy cơ luôn tiềm ẩn các tệ nạn xã hội, phân hóa giàu nghèo là điều khó tránh khỏi… Những rủi ro này làm tăng nhu cầu về an sinh xã hội của người dân. Hơn nữa,theo thông kê qua việc tổng kết cuộc cách mạng chính trị của Bộ chính trị – Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam có: “1,1 triệu người chiến đấu hy sinh, 600.000 thương binh, 300.000 người mất tích trong chiến đấu; 2 triệu người dân bị giết hại; 2 triệu người bị tàn tật; 2 triệu người bị nhiễm chất độc hoá học; 500.000 trẻ em bị dị dạng” ..đặt ra vấn đề cần có những chế độ đãi xã hội đối với người có công để bảo đảm nguyên tắc bình đẳng, công khai, công bằng xã hội.

READ:  Những thành công, hạn chế và giải pháp của VN trong việc thu hút FDI từ Hoa Kỳ và giải pháp khắc phục?

Vì thế an sinh xã hội là một trong những chính sách xã hội cơ bản thể hiện đường lối chủ trương của Đảng và Nhà nước ta hướng vào mục tiêu phát triển con người, thúc đẩy công bằng và tiến bộ, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, phù hợp với điều kiện kinh tế – xã hội của đất nước. Chính sách này đảm bảo tốt hơn đời sống cho người dân, góp phần tích cực vào việc ổn định, an toàn xã hội, đẩy mạnh sự nghiệp phát triển kinh tế của đất nước thì việc xây dựng và hoàn thiện Pháp luật về an sinh xã hội ở Việt Namđược chăm lo ưu đãi nhiều hơn.