Thế giới quan là gì?

Trong trường lớp chúng ta vẫn thường sử dụng, thường ghe thầy co giảng bài và nhắc tới. Vậy “Thế giới quan là gì?”. Theo trang web Wiki thì: Thế giới quan là định hướng nhận thức cơ bản của một cá nhân hay xã hội bao gồm toàn bộ kiến thức và quan điểm của các cá nhân hay xã hội. Thế giới quan có thể bao gồm triết học tự nhiên; định đề cơ bản, hiện sinh, và quy chuẩn; hoặc các chủ đề, các giá trị, cảm xúc, và đạo đức. Vậy theo quan điểm triết học…

Định nghĩa thế giới quan

Thế giới quan là hệ thống những nguyên tắc, quan điểm, niềm tin, khái niệm, biểu tượng về toàn bộ thế giới, bao gồm:

  • về những sự vật, hiện tượng
  • về quy luật chung của thế giới
  • về chỉ dẫn phương hướng hoạt động của người, một nhóm người trong xã hội nói chung đối với thực tại (nhằm phát triển sao cho tốt hơn)

Thế giới quan chính là biểu hiện của cách nhìn bao quát (bức tranh) đối với thế giới bao gồm cả thế giới bên ngòai, cả con người và cả mối quan hệ của người – thế giới (tức là mối quan hệ của người đối với thế giới). Nó quy định thái độ của con người đối với thế giới và là kim chỉ nan cho hành động của con người.

READ:  Dân tộc là gì?

Nguồn gốc

Thế giới quan của mỗi cá nhân dựa trên cơ sở kiến thức khoa học của nhân loại ở một giai đoạn lịch sử nhất định. Kiến thức khoa học đó bao gồm cả các quan điểm triết học, xã hội học, chính trị, đạo đức, kinh tế học và khoa học nói chung. Với bất kỳ ai nó chịu ảnh hưởng bởi:

  • 1. Những kiến thức tiếp nhận được
  • 2. Những kinh nghiệm cuộc sống đã trải nghiệm
  • 3. Thành phần của Thế giới quan

Thế giới quan hình thành gồm những yếu tố thuộc về tất cả thuộc hình thái ý thức xã hội:

  • Quan điểm triết học
  • Quan điểm khoa học, chính trị, đạo đức, thẩm mỹ
  • Quan điểm tôn giáo: sản phẩm của tâm thức, mô tả kiến thức qua trực giác cảm nhận.
  • Kiến thức Khoa học nhằm đến mục tiêu phương hướng thực tiễn trực tiếp cho con người trong tự nhiên và xã hội dựa theo quan sát và dữ kiện từ thực tiễn, phân tích tổng hợp chặt chẽ và có kiểm nghiệm đối sách khách quan lại với thực tiễn.
  • Các nguyên tắc và tiêu chuẩn đạo đức đóng vai trò điều chỉnh những quan hệ qua lại và hành vi của con người.
  • Những quan điểm thẩm mỹ quy định những quan hệ với môi trường xung quanh, với những hình thức, mục tiêu và kết quả của hoạt động.
READ:  Chủ nghĩa Mác-Lênin và ba bộ phận lý luận cấu thành của nó?

Quan điểm và niềm tin triết học tạo nên nền tảng cho thế giới quan đúng đắn bởi:

  • Triết học lý giải về lý luận toàn bộ các dữ liệu của khoa học và thực tiễn
  • Triết học biểu diễn kết quả và hình thức một bức tranh thực tại khách quan nhất.

Ý nghĩa Thế giới quan

Như vậy từ các hiểu biết về thế giới chúng ta có được bức tranh về thế giới trong ý thức tức THẾ GIỚI QUAN và từ đó nó quyết định lại thái độ và hành vi đối với thế giới. Có một thế giới quan đúng đắn sẽ hướng con người hoạt động theo sự phát triển lôgic của xã hội và góp phần vào sự tiến bộ của xã hội.Vì thế, thế giới quan là trụ cột về mặt hệ tư tưởng của nhân cách, là cơ sở cho đạo đức, chính trị và hành vi