Tổng hợp 51 câu hỏi đúng sai có giải thích Lịch sử kinh tế

Tổng hợp 51 câu hỏi ôn tập môn Lịch sử kinh tế đúng/sai, mỗi câu hỏi đều có đáp án trả lời kèm theo đó là lời giải thích cho đáp án, giúp bạn hiểu bài một cách nhanh nhất mà không cần học nhiều

câu hỏi đúng sai có giải thích Lịch sử kinh tế
câu hỏi đúng sai có giải thích Lịch sử kinh tế
1 Cải cách ruộng đất miền Bắc Việt Nam hoàn thành đã góp phần giải phóng sức sản xuất trong nông nghiệp và cải thiện đời sống nông dân (Đúng)

Thắng lợi của cải cách ruộng đất đã có ý nghĩa to lớn về cả kinh tế và chính trị. Về kinh tế ta đã xoá bỏ được quan hệ sản xuất phong kiến thực hiện “người cày có ruộng” xoá bỏ về căn bản chế độ người bóc lột người ở nông thôn, giải phóng sức lao động trong nông nghiệp, cải thiện đời sống của nông dân.

2 Cải cách ruộng đất miền Bắc Việt Nam thời kỳ 1955-1957 nhằm xoá bỏ hoàn toàn kinh tế địa chủ phong kiến xác lập quan hệ sản xuất XHCN ở nước ta (Đúng)

Sau cải cách ruộng đất ở miền Bắc đã xoá bỏ hoàn toàn kinh tế địa chủ phong kiến, thực hiện “người cày có ruộng”, nông dân làm chủ ruộng đất của mình. Cuộc cách mạng phản phong đã hoàn thành kết thúc cuộc cách mạng dân téc dân chủ nhân dân ở miền Bắc, uy thế chính trị của địa chủ đã bị đánh đổ. Khối công nông liên minh được củng cố.

3 Cải tạo XHCN đối với nông nghiệp miền Bắc giai đoạn 1958-1960 có đặc điểm là hợp tác hoá tiến hành song song với cơ giới hoá và thuỷ lợi hoá (Sai)

Trong công cuộc cải tạo XHCN ở miền Bắc chúng ta dùng con đường hợp tác hoá nông nghiệp kết hợp cải tạo quan hệ sản xuất với cải tiến kỹ thuật và giáo dục tư tưởng. Hợp tác hoá kết hợp cơ giới hoá tiến hành trước thuỷ lợi hoá.

4 Cải tạo XHCN ở miền Bắc đã có những biểu hiện chủ quan nóng vội (Đúng)

Trong công cuộc cải tạo XHCN ở miền Bắc đã có những biểu hiện chủ quan nóng vọi muốn xoá bỏ ngay các thành phần kinh tế phi XHCN nhanh chóng biến kinh tế Tư bản tư nhân thành quốc doanh một số nơi gần như cưỡng bức nông dân đi vào hợp tác xã khi mà họ chưa có thời gian để suy nghĩ trên mảnh đất vừa được chia.

5 Cải tạo XHCN ở miền Bắc Việt Nam được coi là cơ bản hoàn thành vào năm 1960 (Đúng)

Đến cuối năm 1960, công cuộc cải tạo XHCN ở miền Bắc đã acưn bản được hoàn thành 85,5% số hộ nông dân đã vào hợp tác xã nông nghiệp theo hình thức thấp và qui mô nhỏ (33,0 ha ruộng đất và 68 hộ một HTX) gần 100% số hộ Tư sản thuộc diện cải tạo đã được cải tạo, 87,9% số thợ thủ công đi vào con đường làm ăn tập thể, 45,6% số tiểu thương vào hợp tác xã

6 Chiến tranh phá hoại của Đế quốc Mỹ đã làm cho miền Bắc phait thay đổi chủ trương xây dựng kinh tế cho phù hợp với chiến tranh (Đúng)

Tháng 2-1965 Đế quốc Mỹ mở rộng cuộc chiến tranh leo thang phá hoại miền Bắc. Trước tình hình đó đảng và Nhà nước đã có chủ trương chuyển hướng kinh tế sang thời chiến với nội dung:

– Ra sức phát triển kinh tế địa phương bao gồm nông nghiệp và công nghiệp địa phương

– Tích cực chi viện cho tiền tuyến, thực hiện khẩu hiệu “Tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược” đồng thời cố gắng bảo đảm những nhu cầu cơ bản của đời sống nhân dân.

– Tranh thủ tới mức độ cao nhất sự viện trợ quốc tế, chủ yếu là của các nước XHCN.

– Tăng cường tiềm lực kinh tế, tích cực đào tạo cán bộ và công nhân

7 Chính sách liên hợp thuế quan tạo điều kiện cho Tư bản Pháp độc chiếm thị trường Việt Nam (Đúng)

Pháp thực hiện chính sách liên hiệp thuế quan qui định hàng của Pháp nhập vào Việt Nam được miễn thuế còn hàng nước ngoài nhập vào bị đánh thuế cao. Từ đó Pháp tạo ra hàng rào thuế quan, ngăn chặn hàng nước ngoài vào Việt Nam từ đó tạo điều kiện cho Pháp độc chiếm thị trường Việt Nam (hàng Pháp chiếm 62% tổng số hàng hoá ở Việt Nam)

8 Chính sách liên hợp tiền tệ làm cho nền kinh tế Việt Nam trở thành khăng khít trong sợi dây chuyền của kinh tế TBCN Pháp (Đúng)

Vì Thực dân Pháp thiết lập Ngân hàng Đông Dương và tiến hành phát hành tiền để chiếm lĩnh thị trường Đông Dương. Đồng tiền Đông Dương đầu tiên là một thứ tiền đúc hoàn toàn, dần dần tiến lên chế độ bạc giấy theo bản vị bạc. Đến năm 1936, đồng Đông Dương đã lấy đồng Frăng làm bản vị. Vận mệnh đồng Đông Dương đã gắn liền với đồng Frăng và nền kinh tế Pháp. Điều đó chứng tỏ đồng Đông Dương là đồng tiền mang tính chất phụ thuộc bấp bênh.

9 Chủ trương công nghiệp hoá XHCN ở miền Bắc Việt Nam do Đại hội Đảng đề ra là tập trung phát triển công nghiệp nặng nhằm biến nước ta từ một nước nông nghiệp lạc hậu thành một nước có công nghiệp hiện đại (Đúng)

Chủ trương công nghiệp hoá XHCN ở miền Bắc nước ta đã được Đại hội Đảng lần thứ III đề ra như: ” Xây dựng một nền kinh tế XHCN cân đối và hiện đại, kết hợp công nghiệp với nông nghiệp, lấy công nghiệp nặng làm nền tảng, ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý đồng thời ra sức phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ nhằm biến nước ta từ một nước nông nghiệp lạc hậu thành một nước công nghiệp hiện đại”.

10 Có nhiều hình thức chiếm dụng khác nhau nhưng nhìn chung dưới thời phong kiến dân tộc Việt Nam có hai loại sở hữu ruộng đất (Đúng)

Các triều đại phong kiến đều thực hiện chính sách “Dĩ nông vi bản”. Chính sách này xuất phát từ đặc trưng bóc lột của chế độ phong kiến là bóc lột bằng địa tô. Nhà nước muốn thông qua quyền sở hữu ruộng đất tối cao để thực hiện nô dịch và bóc lột nông dân. Tình hình ruộng đất Việt Nam thời kỳ phong kiến luôn trong trạng thái biến động nhưng nhìn chung ruộng đất tồn tại dưới hai hình thức chủ yếu là ruộng đất thuộc sở hữu nhà nước và tư nhân.

11 Công nghiệp Việt Nam dưới thời Pháp thị trường nhỏ bé và què quặt (Đúng)

Vì Thực dân Pháp muốn biến Việt Nam thành thị trường tiêu thụ hàng công nghiệp Õ thừa của Pháp nên chúng đã ra sức kìm hãm sự phát triển của công nghiệp nước ta. Do sự kìm hãm đó, công nghiệp Việt Nam rất nhỏ bé không phát triển. Ngay trong thời kỳ hoàng kim của Tư bản Pháp ở Việt Nam thì công nghiệp cũng chỉ chiếm tỷ trọng 10% trong tổng giá trị sản lượng công nghiệp. Ngoài ngành khai thác mỏ, các ngành công nghiệp nặng khác hầu như không có như công nghiệp luyện kim, cơ khí chế tạo, hoá chất

12 Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VI (12/ 1986) là một mốc lịch sử quan trọng trên con đường đổi mới ở Việt Nam (Đúng)

Đại hội VI được đánh dấu như một mốc lịch sử đánh dấu sự chuyển hướng có ý nghĩa quyết định đối voứi sự hình thành mô hình kinh tế vĩ mô phù hợp với điều kiện của Việt Nam và qui luật khách quan. Trong đó có sự đổi mới về các quan điểm kinh tế, về cải tạo XHCN, công nghiệp hoá, cơ chế quản lý kinh tế, về kinh tế đối ngoại.

13 Đẩy mạnh phát triển sản xuất, nâng cao một bước đời sống vật chất và văn hoá của nhân dân được coi là nhiệm vụ trọng tâm của kế hoạch 3 năm 1958-1960 (Sai)

Nhiệm vụ của kế hoạch 3 năm là:

– Đẩy mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp và công nghiệp, lấy sản xuất nông nghiệp làm khâu chính đồng thời chú trọng sản xuất công nghiệp.

– Ra sức cải tạo nông nghiệp, thủ công nghiệp và công thương nghiệp Tư bản tư doanh theo CNXH, khâu chính là đẩy mạnh hợp tác hoá nông nghiệp, đồng thời tích cực phát triển và củng cố thành phần kinh tế quốc doanh.

– Trên cơ sở phát triển sản xuất, nâng cao thêm một bước đời sống vật chất và văn hoá của nhân dân lao động và tăng cường củng cố quốc phòng.

Trong các nhiệm vụ đó thì nhiệm vụ cải tạo XHCN là trọng tâm

14 Do nóng vội trong việc cải tạo XHCN đối với nông nghiệp miền Bắc giai đoạn 1958-1960 nên sản xuất nông nghiệp đã giảm sút nghiêm trọng trong giai đoạn đó (Sai)

Trong giai đoạn này sản xuất nông nghiệp được phát triển. So với năm 1957 năm 1960 giá trị tổng sản lượng nông nghiệp bằng 113,7% trong đó thắng lợi nhất là về sản xuất lương thực sản lượng hàng năm đạt 5 triệu tấn, 15 vạn tấn, nông nghiệp đã phát triển toàn diện hơn so với trước chiến tranh

15 Dưới thời Pháp thống trị, thủ công nghiệp Việt Nam nhanh chóng phát triển thành sản xuất Tư bản (Sai)

Dưới thời Pháp thống trị, thủ công nghiệp Việt Nam bị chèn Ðp, nhiều nghề bị phá sản và lụn bại đi, điêu đứng nhất là nghề dệt vải, kéo sợi, nấu rượu, giấy… vì không sao cạnh tranh nổi với các hàng công nghiệp của Thực dân Pháp.

16 Dưới thời Thực dân Pháp nền nông nghiệp Việt Nam có sự phát triển (Sai)

Nền nông nghiệp hết sức lạc hậu, bị tác động của nhiều nhân tố

– Quan hệ TB thực dân và địa chủ Phong kiến kìm hãm sản xuất nông nghiệp phát triển. Sản xuất nông nghiệp sử dụng lao động thủ công là chủ yếu, Ýt chó ý đầu tư kỹ thuật. Nông nghiệp chỉ độc canh trồng lúa  Nông nghiệp Việt Nam không thể phát triển được, sản xuất nông nghiệp rất bấp bênh, năng suất lao động thấp 12tạ/ ha.

17 Khi miền Nam giải phóng cả Việt Nam thống nhất cùng tiến lên CNXH từ một nền kinh tế phổ biến vẫn còn là sản xuất nhá (Đúng)

Cả nước cùng tiến lên CNXH từ một nền kinh tế phổ biến vẫn còn là sản xuất nhỏ. Tĩnh chất sản xuất nhỏ thể hiện rõ nét ở các mặt như cơ sở vật chất kỹ thuật còn nhỏ yếu, đại bộ phận lao động vẫn còn là thủ công, phân công lao động xã hội kém phát triển, năng suất lao động xã hội rất thấp, tình trạng tổ chức và quản lý kinh tế còn thiếu chặt chẽ, việc kế hoạch hoá nền kinh tế quốc dân còn yếu, nền kinh tế còn bị mất cân đối nghiêm trọng.

18 Kinh tế Việt Nam nửa đầu thế kỷ XIX mang tính chất Phong kiến thuần tuý (Sai)

Tuy quan hệ sản xuất Phong kiến lỗi thời, kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất và các khuynh hướng tiến hoá của xã hội. Nhưng trong lòng nó đã xuất hiện một số nhân tố đáng kể của kinh tế TBCN như sự phân hoá chủ thợ, có sự giao lưu buôn bán với nước ngoài.

19 Mậu dịch quốc doanh ra đời năm 1951 đã nắm phần lớn mức lưu chuyển hàng hoá để cung cấp cho kháng chiến giai đoạn 1951-1954 (Sai)

Ngày 14-5-1951 Sở Mậu dịch được thành lập, làm nhiệm vụ điều hoà tiền tệ, ổn định giá cả, giúp đỡ sản xuất, giúp đỡ hợp tác xã phát triển, tổ chức đấu tranh mậu dịch với địch, cung cấp cho nhu cầu quân đội, cơ quan, hướng dẫn điều khiển thương nhân phục vụ kháng chiến, phục vụ dân sinh. Tuy nhiên mậu dịch quốc doanh vẫn còn nhỏ bé, nền thương nghiệp tư nhân còn giữ một tỷ lệ lớn trong tổng mức lưu chuyển hàng hoá (70-80% trong những năm 1953-1954). Do đó, thương nghiệp tư nhân đã góp phần quan trọng vào việc điều hoà tiền tệ, cung cấp cho nhu cầu của kháng chiến và dân sinh

20 Miền Bắc Việt Nam đã tiến hành cải tạo công thương nghiệp Tư bản tư doanh trong giai đoạn 1958-1960 bằng biện pháp quốc hữu hoá các cơ sở của họ (Sai)

Trong việc cải tạo công thương nghiệp Tư bản tư doanh, căn cứ vào điều kiện cụ thể của nước ta, chóng ta chủ trương cải tạo hoà bình công thương nghiệp Tư bản tư doanh theo CNXH dùng chính sách sử dụng hạn chế và cải tạo, chính sách chuộc lại và trả dần đối với tư liệu sản xuất của giai cấp Tư sản, thông qua các hình thức gia công, đặt hàng, kinh tiêu, đại lý, xí nghiệp công tư hợp doanh và xí nghiệp hợp tác, kết hợp các biện pháp kinh tế, hành chính và giáo dục.

21 Mô hình công nghiệp hoá XHCN ở Việt Nam thời kỳ 1976-1980 có sự thay đổi căn bản so với thời kỳ 1961-1965 ở miền Bắc (Đúng)

Sau khi cơ bản hoàn thành việc xoá bỏ tàn dư thực dân phong kiến về ruộng đất, công cuộc hợp tác hoá nông nghiệp ở miền Nam được tiến hành. Một vấn đề quan trọng trong quá trình tiến hành hợp tác hoá nông nghiệp ở miền Nam là “hợp tác hoá đi đôi với thuỷ lợi hoá và cơ giới hoá”. Đây là sự thay đổi căn bản của mô hình công nghiệp hoá XHCN ở Việt Nam thời kỳ 1976-1980 so với thời kỳ 1961-1965 ở miền Bắc. Sở dĩ là vì cuộc vận động hợp tác hoá nông nghiệp ở miền Nam được tiến hành trong điều kiện nền nông nghiệp đã bước đầu được cơ giới hoá, nông dân đã sử dụng máy móc trong nông nghiệp.

22 Mô hình tập thể hoá nông nghiệp Việt Nam đã có những biểu hiện khủng hoảng rõ rệt trong giai đoạn 1976-1980 (Đúng)

Do có sự khủng hoảng của mô hình tập thể hoá nông nghiệp trong giai đoạn 1976-1980 nên tháng 1-1981 Ban Bí thư Trung ương đã ra chỉ thị 100 về khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm và người lao động, chỉ thị 100 đã có tác dụng gắn chặt trách nhiệm và lợi Ých của người lao động với sản phẩm cuối cùng. Các hợp tác xã và tập đoàn sản xuất đã phát huy được tốt hơn khả năng lao động tạo ra khí thế lao động sôi nổi, tận dụng được điều kiện về vốn, vật tư.

23 Năm 1981 Việt Nam đã có một số chủ trương cải tiến quản lý có ý nghĩa quan trọng đối với sự tăng trưởng kinh tế giai đoạn 1981-1985 (Đúng)

Tháng 1-1981 ban Bí thư Trung ương đã ra chỉ thị 100 về khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm và người lao động. Chỉ thị 100 đã có tác dụng gắn chặt trách nhiệm và lợi Ých của người lao động với sản phẩm cuối cùng.

– Ngày 21-1-1981 Hội đồng Chính phủ đã ban hành Quyết định 25-CP về: “Một số chủ trương và biện pháp nhằm phát huy quyền chủ động sản xuất kinh doanh và quyền tự chủ về tài chính cho các xí nghiệp quốc doanh”

24 Nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng chậm chạp và bộc lé nhiều mặt hạn chế trong giai đoạn 1976-1980 (Đúng)

Nền kinh tế tăng trưởng thấp và thực chất không có tăng trưởng thể hiện

– Các chỉ tiêu trong kế hoạch 5 năm (1976-1980) không đạt kế hoạch

– Tốc độ tăng của nông nghiệp thấp 3,8% và tốc độ tăng không ổn định, sản xuất nông nghiệp độc canh cây lúa.

– Trình độ trang thiết bị trong công nghiệp lạc hậu, chỉ đạt 50% công suất

– Lạm phát hoành hành và giá cả đuổi bắt theo cấp số nhân

25 Ngân hàng Đông Dương có thể ví như con bạch tuộc vòi của nó vươn ra khắp mọi ngả để hót máu nhân dân ta (Đúng)

Ngân hàng Đông Dương đxa phát hành tiền và đưa lưu hành toàn bộ thị trường Việt Nam năm 1895. Ngân hàng Nông Phố năm 1913 được tổ chức ở Nam Bộ (một phần vốn là của địa chủ Kỳ Hoà người Việt, còn đại bộ phận vốn là của Ngân hàng Đông Dương). Năm 1927 Ngân hàng này lại được thành lập ở Bắc Bộ và Trung Bé, cho nông dân Việt Nam vay vốn, lãi thường rất nặng từ 15-18 phân. Khi không trả được cả vốn lẫn lãi theo kỳ hạn thì tài sản cầm cố bị mất, nhiều người vay nợ bị phá sản bần cùng.

26 Ngân hàng quốc gia Việt Nam được thành lập năm 1951 có nhiệm vụ duy nhất là quản lý việc phát hành giấy bạc thay cho Bộ tài chính trước đó (Sai)

Ngày 6-5-1951 Ngân hàng quốc gia Việt Nam được thành lập, làm nhiệm vụ quản lý việc phát hành giấy bạc, tổ chức lưu thông tiền tệ, huy động vốn và cho vay phục vụ sản xuất và lưu thông hàng hoá, quản lý ngoại hối và các khoản giao dịch bằng ngoại tệ

27 Ngay sau cách mạng tháng 8/ 1945 Chính phủ ta đã tiến hành quốc hữu hoá Ngân hàng, đường sắt và các xí nghiệp công nghiệp Tư bản nước ngoài (Sai)

Do điều kiện khách quan chóng ta không chiếm được Ngân hàng TW (Ngân hàng Đông Dương) ở Hà nội và Sài Gòn. Do đó Chính phủ chủ trương một mặt cho lưu hành giấy bạc Đông Dương trong một thời gian nữa (vì nó là tài sản của nhân dân) mặt khác đã cho chuẩn bị phát hành giấy bạc Việt Nam.

Ngày 16-8-1946 trong kỳ họp thứ 2 Quốc hội đã cho phát hành giấy bạc Việt Nam trong toàn quốc.

28 Ngaytrong năm đầu sau cách mạng tháng 8/ 1945 Chính phủ ta đã tiến hành cuộc cải cách ruộng đất nhằm thực hiện khẩu hiệu “Người cầy có ruộng” (Sai)

Ngày 4-12-1953 luật Cerđ được Quốc hội thông qua với khẩu hiệu “Người cày có ruộng”. Từ đầu năm 1954 đến khi hoà bình lập lại 7-1954 thì cải cách ruộng đất được thực hiện hai đợt ở 270 xã thuộc tỉnh Thái Nguyên và Thanh Hoá, đã đem lại 44.500 ha ruộng đất và 10.000 trâu bò cho nông dân cày cấy

29 Ngoại thương Việt Nam thời kỳ Pháp thống trị mang tính chất xuất siêu (Đúng)

Việt Nam chủ yếu phải buôn bán với Pháp và các thuộc địa của Pháp (riêng với Pháp đã chiếm 50% số hàng nhập và 45% số hàng xuất). So sánh cán cân ngoại thương của Việt Nam thì thông thường bị xuất siêu: trong 50 năm (1890-1939) chỉ có 9 năm nhập siêu còn 41 năm xuất siêu. Xuất cảng càng nhiều thì nhân dân Việt Nam càng bị bòn rút đến tận xương tuỷ.

30 Nhận thức về bước đi của quá trình công nghiệp hoá đã có sự điều chỉnh rõ rệt trong thời kỳ đổi mới ở Việt Nam kể từ năm 1986 (Đúng)

Trong những năm qua do nhận thức phiến diện về công nghiệp hoá XHCN đã dẫn đến khuynh hướng ham xây dựng công nghiệp nặng, ham qui mô lớn và thiên về xây dựng mới làm gay gắt thêm nhiều mặt mất cân đối trong nền kinh tế. Để khắc phục tình trạng đó, Đại hội VI đã đề ra chủ trương điều chỉnh lại cơ cấu đầu tư theo hướng “Phải thật sự tập trung sức người, sức của vào việc thực hiện cho được 3 chương trình mục tiêu về lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu

31 Nhiều chính sách kinh tế dưới triều đại Nhà nước có tác động kìm hãm sự phát triển kinh tế (Đúng)

– Chính sách thuế khoá nặng nề, Nhà nước đặt ra hàng trăm thứ thuế khác nhau làm nhiều ngành nghề thủ công bị phá sản.

– Trong quan hệ buôn bán với nước ngoài nhà nước thực hiện chính sách “Bế quan toả cảng”. Thương nghiệp do vậy cũng rơi vào tình trạng khủng hoảng bế tắc.

– Chính sách lao dịch cưỡng bức: ruộng đất công làng xã đã trở thành hình thức nô dịch và lệ thuộc về thân thể làm cho thân phận người lao động càng nặng nề thêm.

32 Nhìn chung các triều đại phong kiến Việt Nam đều có tư tưởng “trọng nông ức thương” (Đúng)

Nhìn chung các triều đại phong kiến đều thực hiện chính sách “dĩ nông vi bản” tức là coi nông nghiệp là nghề cơ bản của xã hội, tức là tư tưởng trọng nông ức thương. Ngoài ra còn thực hiện chính sách “bế quan toả cảng” nhằm hạn chế sự dòm ngó của nước ngoài.

33 Những yếu kém của nền kinh tế Việt Nam trong thời kỳ 1976-1985 chủ yếu là do hậu quả của chiến tranh kéo dài đối với một nền kinh tế kém phát triển (Sai)

Nguyên nhân do hậu quả của chiến tranh kéo dài chỉ là nguyên nhân khách quan còn về nguyên nhân chủ quan là chính gồm:

– Sai lầm về đánh giá tình hình xác định mục tiêu và bước đi

Phạm nhiều sai lầm trong việc xác định mục tiêu và bước đi về xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, cải tạo XHCN và quản lý (có tư tưởng chủ quan nóng vội, muốn bá  qua những bước đi cần thiết)

– Trong cải tạo XHCN chóng ta thường chạy theo số lượng qui mô coi thường chất lượng hiệu quả.

– Sai lầm về cơ chế quản lý kinh tế: Duy trì quá lâu cơ chế tập trung quan liêu bao cấp đã gây tác hại trong nhiều năm. Nhà nước can thiệp trực tiếp vào các hoạt động kinh doanh.

34 Nội dung của giai đoạn 1955-1957 ở miền Bắc Việt Nam là xoá bỏ hoàn toàn kinh tế của địa chủ và Tư bản. (Sai)

Nghị quyết Bộ Chính trị 9/1954 đề ra chủ trương tiếp tục tiến hành cải cách ruộng đất ở những nơi chưa làm. kết quả là ta đã xoá bỏ được quan hệ sản xuất phong kiến thực hiện “người cày có ruộng” xoá bỏ về căn bản chế độ người bóc lột người ở nông thôn, giải phóng sức lao động trong nông nghiệp, cải thiện đời sống của nông dân. Đồng thời với việc tiến hành cải cách ruộng đất và sửa sai đối với công thương nghiệp Tư bản tư doanh nhà nước chủ trương sử dụng hạn chế và bước đầu cải tạo, dùng những hình thức thấp của CNTB Nhà nước như gia công, đặt hàng, kinh tiêu, đại lý, uỷ thác, mua bán và còn dùng những chính sách thuế, giá cả để hướng việc kinh doanh của họ phục vụ quốc kế dân sinh.

35 Nông nghiệp và nông thôn Việt Nam thời kỳ Pháp thống trị có sự thay đổi căn bản trong quan hệ sản xuất xã hội (Đúng)

Từ khi Pháp xâm lược Việt Nam quá trình tập trung hoá ruộng đất diễn ra với qui mô lớn và tốc độ nhanh. Tư bản Thực dân Pháp và địa chủ Phong kiến cấu kết với nhau trong việc tước đoạt ruộng đất của nhân dân. Mục địch của chúng là sở hữu đất đai lập đồn điền trồng lúa.

36 Sau 10 năm đổi mới, nền kinh tế Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể (Đúng)

– Nhịp độ phát triển kinh tế khá nhanh và ổn định. GDP tăng hàng năm 8,2% (1991-1995)

– Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng tiến bộ. Tỷ trọng công nghiệp và xây dựng cơ bản trong GDP tăng từ 22,6% (1990) lên 30,3% (1995) tỷ trọng dịch vụ từ 38,6% lên 42,5%, tỷ trọng nông nghiệp đã giảm từ 40,6% (1990) xuống còn 36,2% (1994)

– Kiềm chế và đẩy lùi được nạn siêu lạm phát. Từ 3 con sè (1986-1988) xuống còn 2 con sè (1990-1993)

– Đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt, tỷ lệ hộ nghèo đã giảm từ 55% (1989) xuống còn 19,9% (1993).

37 Tài chính tiền tệ Việt Nam phụ thuộc vào Tư bản Pháp (Đúng)

Chiếm được Việt Nam, Thực dân Pháp đặt ra hệ thống thuế khoá nặng nề. Năm 1898 chúng lập ra NS Đông Dương. Năm 1875 Pháp thành lập Ngân hàng Đông Dương. Năm 1895 tiền Đông Dương do Pháp phát hành mới chiếm lĩnh hoàn toàn thị trường Việt Nam  tài chính tiền tệ Việt Nam phụ thuộc vào Tư bản Pháp.

38 Tăng thu, giảm chi, thống nhất quản lý là nội dung cơ bản của công tác chấn chỉnh tài chính năm 1951-1954 (Đúng)

Hội nghị TW tháng 3 và 9-1951 đã đề ra chủ trương chấn chỉnh công tác kiểm tra tài chính. Tiến hành ba công tác cấp bách: tài chính, Ngân hàng và mậu dịch. Công tác tài chính thực hiện tăng thu, giảm chi thống nhất quản lý thu chi. Các khoản thu đều do Chính phủ qui định và tập trung để tránh tình trạng địa phương đặt ra nhiều thứ đóng góp trùng với thuế của TW. Chính phủ kiên quyết thực hiện chính sách giảm chi, thống nhất quản lý chi đến cấp huyện để thực hiện tiết kiệm, có trọng điểm kết quả là năm 1953 lần đầu tiên từ sau cách mạng tháng 8/1945 thu đã vượt chi 16%.

39 Thắng lợi của chiến dịch cứu đói năm 1945-1946 là một kỳ công của chế độ dân chủ và có tác dụng trọng yếu trong việc củng cố và bảo vệ chủ quyền nhân dân (Đúng)

Đầu năm 1945 ở nước ta xảy ra nạn đói khủng khiếp làm 2 triệu người chết, sau đó đến vụ mùa 1945 bị thất thu 50% do trận lụt lớn làm cho 9 tỉnh ở Bắc bộ bị vỡ đê. Để tiến hành cứu đói Nhà nước thực hiện biện pháp cấp bách như vận động phong trào nhường cơm xẻ áo, tổ chức cứu đói ở các nơi, cấm xuất cảng gạo đồng thời vận động toàn bộ nhân dân đẩy mạnh tăng gia sản xuất, vận động trồng màu ngắn ngày ở các nơi… Nhờ đó nạn đói bị chặn đứng, từ tháng 9 đến 12-1945 diện tích trồng màu ở Bắc Bộ tăng 3 lần, năm 1946 sản lượng lúa vượt năm 1944 là 38,8%.

40 Thời kỳ Pháp thống trị, tính chất xuất siêu trong thương mại là kết quả của chính sách phát triển công nghiệp hướng xuất khẩu của Chính phủ thuộc địa (Sai)

Tính chất xuất siêu trong thương mại là kết quả của chính sách bóc lột khai thác kiệt quệ đất nước ta. Nhân dân Việt Nam bị bòn rút đến tận xương tuỷ. Hơn nữa công nghiệp thời kỳ Pháp thống trị là nền công nghiệp thấp kém, què quặt.

41 Thực hiện chính sách ruộng đất từng bước nhằm hạn chế kinh tế địa chủ, phát triển kinh tế nông nghiệp là chủ trương xuyên suốt thời kỳ kháng chiến của Chính phủ Việt Nam (Đúng)

Trong suốt thời kỳ kháng chiến nông nghiệp được chú trọng nhất. Đảng và Chính phủ đã đề ra nhiều chính sách biện pháp để phát triển nông nghiệp. Thực hiện chính sách ruộng đất từng bước một nhà nước qui định lại việc giảm tô 25%, xoá bỏ địa tô phụ, xoá bỏ chế độ quá điền, lập hội đồng giảm tô ở cấp tỉnh, trưng thu toàn bộ ruộng đất bỏ hoang để khoán cho nông dân nghèo, tạm giao cho nông dân ruộng đất của địa chủ chạy vào vùng tạm chiếm, phát động phong trào tăng gia sản xuất.

42 Thực hiện triệt để giảm tô và cải cách ruộng đất là một công tác cấp bách trong chủ trương chấn chỉnh kinh tế tài chính ở Việt Nam giai đoạn 1951-1954 (Đúng)

Tháng 3-1953 Chính phủ quyết định phát động quần chúng bắt địa chủ giảm tô, giảm tức và thoái tô thu quá của nông dân từ sau sắc lệnh giảm tô tháng 7-1949. Sau đó đến 4-12-53 Luật cải cách ruộng đất đã được Quốc hội nhất trí thông qua trong một kỳ họp đại biểu. Nhờ thực hiện tốt những công tác trên cuộc chấn chính công tác kinh tế tài chính ở giai đoạn này đã có tác dụng to lớn làm cho kinh tế kháng chiến của ta lành mạnh hơn (thăng bằng thu chi ngân sách, tiền tệ ổn định, sản xuất phát triển, đời sống được cải thiện) kinh tế địch bị suy yếu góp phần thúc đẩy cuộc kháng chiến mau thắng lợi.

43 Trong giai đoạn 1976 – 1980 Việt Nam chủ trương củng cố quan hệ sản xuất XHCN ở miền Bắc và cải tạo XHCN ở miền Nam (Đúng)

Đại hội IV của Đảng đã nêu lên đường lối chung và đường lối xây dựng nền kinh tế XHCN trong giai đoạn mới ở nước ta. Trên cơ sở đó, phương hướng và nội dung chủ yếu của kế hoạch 5 năm lần thứ hai (1976-1980) được Đại hội IV thông qua trong đó có nhiệm vụ: hoang thành về cơ bản cải tạo XHCN ở miền Nam, củng cố và hoàn thiện quan hệ sản xuất XHCN ở miền Bắc.

44 Trong thời kỳ 1955-1975 nền kinh tế Việt Nam đã dần dần vận hành theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung (Đúng)

Những tàn tích của nền kinh tế thực dân phong kiến đã được xoá bỏ, quan hệ sản xuất XHCN đã được xác lập một cách phổ biến (chủ yếu là đã thiết lập được chế độ công hữu về tư liệu sản xuất dưới hai hình thức toàn dân và tập thể. Tỷ lệ số hộ nông dân vào hợp tác xã nông nghiệp từ 90,1% (1965) lên 95,2% (1975) qui mô hợp tác xã đã được mở rộng hơn.

45 Trong thời kỳ Thực dân Pháp thống trị nền kinh tế Việt Nam giảm bớt tính chất tự túc tự cấp, sản xuất hàng hoá phát triển nhưng quan hệ sản xuất Phong kiến vẫn tồn tại phổ biến (Đúng)

Trong thời kỳ Pháp thống trị, nền kinh tế Việt Nam đã có sự giao lưu buôn bán với nước khác mặc dù chỉ giới hạn với Pháp và các thuộc địa của Pháp. Từ đó sản xuất hàng hoá phát triển nhưng đó là nền sản xuất mang tính chất lạc hậu, què quặt do địa chủ phong kiến làm tay sai cho Pháp điều hành và tổ chức

46 Trong thời kỳ Thực dân Pháp thống trị nền kinh tế Việt Nam trở thành nền kinh tế thuộc địa nửa Phong kiến (Đúng)

Tư bản Thực dân Pháp tiến hành xâm lược Việt Nam, khai thác bóc lột, vơ vét tài nguyên thiên nhiên, chúng đã cấu kết với bọn địa chủ phong kiến để sử dụng chúng làm tay sai tích cực cho việc thống trị của mình.

47 Trong thời kỳ thực hiện kế hoạch 5 năm 1961-1965 quan hệ sản xuất XHCN tiếp tục được củng cố (Đúng)

Ngày 23-11-1962 Bộ Chính trị trung ương Đảng đã ra nghị quyết về cuộc vận động “Cải tiến quản lý hợp tác xã, cải tiến kỹ thuật nhằm phát triển sản xuất nông nghiệp toàn diện, mạnh mẽ vững chắc”. Đến cuối năm 1964 đã có trên 15.000 hợp tác xã nông nghiệp thuộc đồng bằng và trung du đã hoàn thành vòng 1 của cuộc vận động, số hộ nông dân vào hợp tác xã nông nghiệp đã tăng từ 85,8% (1960) lên 90,1% (1965) số hợp tác xã bậc cao đã tăng từ 10,6% năm 1960 lên 58% năm 1964. Khu vực kinh tế quốc doanh đã đóng góp 45,5% tổng sản phẩm xã hội. Trong khu vực này Nhà nước đã mở rộng cuộc vận động “3 xây, 3 chống” để đẩy mạnh phong trào cải tiến quản lý, tăng năng suất, hạ giá thành (nâng cao ý thức trách nhiệm, cải tiến quản lý, cải tiến kỹ thuật, chống tham ô, lãng phí, quan liêu). Nhờ đó quan hệ sản xuất XHCN ở miền Bắc đã được củng cố một bước thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá XHCN, củng cố khối công nông liên minh và đoàn kết dân tộc.

48 Tư bản Pháp nắm độc quyền thương mại Việt Nam trong thời kỳ thống trị (Đúng)

Mét trong những đặc điểm của chính sách thực dân là độc quyền thương mại, nhất là ngoại thương và thực hiện sự trao đổi không ngang giá. Việc buôn bán ở Việt Nam  chủ yếu đều nằm trong tay Tư bản Pháp. Điển hình là Công ty Đơni Đecua, Ca bo, các công ty này tung hàng ra bán với giá đắt, mua nông, lâm, thổ sản với giá hạ. Việt Nam còn chủ yếu buôn bán với Pháp và các thuộc địa của Pháp (Riêng với Pháp đã chiếm 50% số hàng nhập và 45% hàng xuất)

49 Từ năm 1986 Việt Nam đã có sự đổi mới căn bản quan điểm cải tạo XHCN (Đúng)

Đại hội VI chủ trương phát triển nền kinh tế nhiều thành phần gồm 5 thành phần kinh tế (quốc doanh TBNN, tập thể, TB tư nhân, cá thể) trong đó thành phần kinh tế quốc doanh giữ vai trò chủ đạo, chủ trương phát huy sức mạnh tổng hợp của nền kinh tế trên cơ sở vừa canh tác vừa hợp tác, bổ sung cho nhau trong một nền kinh tế thống nhất. Phát triển kinh tế nhiều thành phần là một chủ trương chiến lược lâu dài và là một đặc trưng của thời kỳ quá độ lên CNXH.

50 Từ năm 1986 Việt Nam đã có sự đổi mới căn bản về cơ chế quản lý nền kinh tế (Đúng)

Đại hội VI chủ trương chuyển từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN. Hội nghị Trung ương lần thứ 6 (4-1989) đã khẳng định đường lối đổi mới do Đại hội VI đề ra là đúng đắn và nêu lên phương hướng chỉ đạo công cuộc đổi mới trong thời gian kế tiếp “Đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, chuyển mạnh các đơn vị kinh tế sang hạch toán kinh doanh theo quan điểm phát triển nền kinh tế hàng hoá có kế hoạch, gồm nhiều thành phần đi lên CNXH”

51 Vào đầu thế kỷ XIX trong lòng xã hội Phong kiến Việt Nam đã có sự phát triển đáng kể của nền sản xuất TBCN (Sai)

Tới nửa đầu thế kỷ XIX dưới triều NN nền kinh tế Việt Nam khủng hoảng toàn diện, xu thế trì trệ càng rõ nét. Như vậy quan hệ sản xuất Phong kiến đã lỗi thời kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất và các khuynh hướng tiến hoá của xã hội. Ở Việt Nam quan hệ sản xuất mới, lực lượng gia cấp mới đại diện cho trào lưu tiến hoá của lịch sử chưa thực sự hình thành.

READ:  Trình bày cách mạng công nghiệp Nhật Bản