a) Bối cảnh đàm phán (thông tin về các bên đàm phán )
Nội dung của bối cảnh đàm phán bao gồm các yếu tố khách quan về tình hình chính trị, kinh tế, xã hội , trong đó những yếu tố kinh tế có ảnh hưởng trực tiếp đến đàm phán kinh doanh quốc tế . Các yếu tố kinh tế bao gồm: tình hình sản xuất và tiêu thụ, quan hệ cung cầu trên thị trường, tình hình tăng trưởng hay suy thoái, tình hình giá cả và lạm phát, các yếu tố ngoại lai(chiến tranh , thiên tai…)
Trong đàm phán cần lưu ý giữ kín bối cảnh của mình ở mức độ cần thiết , mặt khác cần thăm dò, tìm hiểu bối cảnh của đối phương để có được cách ứng xử và đưa ra quyết định phù hợp
b) Thời gian và địa điểm đàm phán
Xét về mặt thời gian, đàm phán là 1 quá trình , quá trình này có khởi điểm và kết điểm và có thể chia thành nhiều bước để thực hiện. quá trình đi tới kết điểm là quá trình đạt được phương án với những điều kiện chấp nhận được, hoặc ở mức cao hơn hoặc ở mức thấp nhất.
Khi tiến hành đàm phán cần lưu ý:
– Kiên nhẫn giữ bí mật điểm chết với đối phương
– Tìm hiểu điểm chết của đối phương thông qua thăm dò qsát thái độ của đối phương để xác định khoảng dao động về q`lợi cũng như về thời gian mà đối phương có thể chấp nhận .
c) Năng lực đàm phán
Nói tới năng lực đàm phán, người ta thường kể tới: Tư chất, chức vụ của người đàm phán , các quan hệ xã hội , uy tín cá nhân, sự hiểu biết , lòng tự tin, khả năng thuyết phục, tính kiên nhẫn và có chiến thuật đàm phán thích hợp
3 loại năng lực cơ bản:
– Năng lực chuyên môn: thể hiện ở sự am hiểu sâu sắc về 1 số lĩnh vực chuyên mônnào đó có liên quan đến cuộc đàm phán như am hiểu về kinh tế , thương mại , kĩ thuật công nghệ, pháp lý,v.v…
– Năng lực pháp lý: là khả năng của người df trong việc nắm vững luật pháp nước mình, luật pháp nước đối tác cũng như luật pháp quốc tế , đặc biệt là luật có liên quan đến lĩnh vực kinh doanh quốc tế
– Năng lực mạo hiểm: trong kinh doanh , muốn thu lợi nhận cao thông thường nhà kinh doanh phải biết chấp nhận rủi ro và dám mạo hiểm . vì vậy, để có thành công trong đàm phán , fải dũng cảm vững vàng và đôi khi quyết đoán để không bỏ lỡ thời cơ.
d) Đối tượng, nội dung và mục đích của cuộc đàm phán
– Đối tượng: Là các hoạt động mau bán , trao đổi hàng hóa và dịch vụ , hoạt động chuyển giao công nghệ, hoạt động đầu tư …mang tính quốc tế
– Nội dung của các bước đàm phán kinh doanh quốc tế : chủ yếu là tiến hành bàn bạc, thỏa thuận các vấn đề như giá cả chất lượng mẫu mã, phương thức và điều kiện giao hàng, điều kiện khiếu nại và giải quyết tranh chấp (nếu có). Vấn đề trọng yếu của nội dung đàm phán được xác định tùy thuộc vào từng hoạt động cụ thể.
– Mục đích đàm phán: mục đich cuối cùng mà các nhà đàm phán kinh doanh quốc tế đặt ra và phấn đấu đạt được là một hợp đồng mua bán hàng hóa , dịch vụ hoặc hợp đồng chuyển giao công nghệ, 1 dự án đầu tư v.v… mà 2 bên có thể chấp nhận đc.