Trình bày chiến lược công nghiệp hóa ở các nước ASEAN 1967- 1995

ASEAN là tên viết tắt của hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á, được thành lập ngày 8/8/1967 tại Thái Lan với 5 thành viên ban đầu là Malaysia, Indonesia, Philippin, Thai Lan, Singapore. Vào các năm 1987,1995,1997,1999 thì ASEAN lần lượt kết nạp thêm các thành viên Brunei, Việt Nam, Lào và Myanmar, cuối cùng là Cambodia. Như vậy ASEAN đã trở thành tổ chứ bao gồm tất cả các nước trong khu vực Đông Nam Á với gần 4,5 triệu km2 và trên 500 triệu dân.

công nghiệp hóa ở các nước ASEAN 1967- 1995
Ảnh minh họa: công nghiệp hóa ở các nước ASEAN 1967- 1995

Sau chiến tranh thế giới lần thứ 2,các nước ĐNA lần lượt giành được độc lập và hầu hết các nước này đều xây dựng KT từ một nền NNlạc hậu. xu hướng muốn nhanh chóng xd một nên KT ít phụ thuộc hơn vào tư bản nước ngoài chiếm ưu thế. Đê nhanh chóng phát triển KT, các nước này chủ trương tiến hành CN hóa.

1.Trong những năm 1950- 1960 ,các nước này theo đuổi chiến lược phát triển CN thay thế nhập khẩu .

– Mục tiêu:

+ Thực hiện CN hóa theo hướng giảm sự phụ thuộc vào thị trường bên ngoài.

+ Xây dựng nền KT tự chủ.

– Nội dung:

+ Hạn chế nhập khẩu hàng thành phẩm đặc biệt là hàng tiêu dùng từ bên ngoài.

+ Thực hiện bảo hộ mậu dịch.

+ Tập trung phát triển một số ngành CN trong nước thay thế hàng nhập khẩu.

+ Mở rộng thị trường nội địa.

+ Tận dụng tối đa nguồn vốn đầu tư từ trong nước.

Tuy nhiên việc dựa vào nguồn lực trong nước trong điều kiện 1 nền KT NNlạc hậu đã tỏ ra không hiệu quả. Mặt khác cơ chế quản lý mang tính tập trung, nhà nước hoạt động kém hiệu quả nên các nước này vẫn phụ thuộc vào các nước CN phát triển, khó khăn về KT- chính trị càng trở nên gay gắt… cuối những năm 1960 chiến lược này đã tỏ ra ko còn phù hợp nhưng chỉ một số nước nhận ra điều đó và chuyển hướng chiến lược phát triển.

READ:  Trình bày Cải tạo XHCN ở miền Bắc giai đoạn 1958 – 1960 - LSKT

2.Chiến lược hướng ra xuất khẩu:

Singapore vào năm 1965 và các nước ASEAN5 vào đầu những năm 70 đã từng bước chuyển sang chiến lược CN hóa hướng ra xuất khẩu. đây là sự thay đổi căn bản trong chính sách CN nói riêng và chính sách phát triển KT nói chung ở ASEAN5. đây còn là quá trình chuyển đổi căn bản từ nền KT tự cấp khép kín sang KT thị trường mở, hội nhập với KT thế giới.

Nội dung cơ bản:

+ Tận dụng tối đa nguồn vốn công nghệ từ bên ngoài.

+ Tập trung phát triển những ngành CN có thể xuất khẩu.

+ Từng bước cạnh tranh chiếm lĩnh thị trường thế giới.

Chính sách biện pháp:

Thực hiện chính sách KT vĩ mô khuyến khích xuất khẩu:

– Chính sách mở cửa rộng rãi và tự do hóa KT: giảm và miễn trừ thuế đối với hàng xuất khẩu,dỡ bỏ hàng rào phi thuế quan đối với hàng xuất khẩu,đơn giản hóa thủ tục, thành lập quỹ hỗ trợ xuất khẩu, vì thế giá hàng xuất khẩu giảm, tăng tính cạnh tranh của hàng hóa trên thị trường.

+ Áp dụng chính sách tỷ giá có lợi cho xuất khẩu:

+ Bãi bỏ chế độ tỷ giá cố định.

+ Phá giá đồng tiến trong nước.

+ Thay bằng chế độ tỷ giá linh hoạt rồi thả nổi tỷ giá.

– Nhà nước tạo môi trường kinh doanh thuận lợi để đẩy nhanh CN hóa theo hướng khuyến khích xuất khẩu:

READ:  Sau khi trúng thầu, bạn yêu cầu nhà thầu nộp bảo đảm thực hiện hợp đồng

+ Giảm sự can thiệp trực tiếp của Nhà nước các hoạt động KT, cải cách bộ máy hành chính, tư nhân hóa khu vực KT nhà nước, cải cách hệ thống tài chính theo hướng kinh doanh tiền tệ.

+ Phát triển cơ sở hạ tầng, xây dựng và nâng cấp hệ thống đường giao thông, cấp điện , cấp nước, xd các khu chế xuất, khu CN.

+ Khuyến khích khu vực KT tư nhân phát triển và thu hút đầu tư nước ngoài.

– Chuyển dịch cơ cấu KT theo hướng phát triển những ngành có thể xuất khẩu được:

+ Chuyển từ ngành truyền thống sang phát triển những ngành sử dụng nhiều LĐ và có thể xuất khẩu.

+ Cuộc “cm xanh” trong NNđã đa dạnh hóa sp NNvà nông sx khẩu.

+ Dịch vụ: đổi mới mạnh mẽ hệ thống dịch vụ đầu tiên là hệ thống ngân hàng.

Thành tựu:

– NN:

+ Đa dạng hóa cây trồng, xuất hiện nhiều giống mới

+ Sản phẩm NNxuất khẩu đa dạng, giá trị KT cao.

– CN

+ Tỷ trọng CN trong GDP tăng nhanh.

+ Ngành CN xuất khẩu mang lại giá trị cao.

– Dịch vụ: Phát triển nhanh với nhiều loại hình phong phú đa dạng như dịch vụ tài chính tiền tệ, bảo hiểm…