– Thứ nhất, Nhà nước quản lý nền kinh tế mệnh lệnh hành chính, dựa trên hệ thống chỉ tiêu pháp lệnh, chi tiêu từ trên xuống dưới.
+ Các doanh nghiệp hoạt động trên cơ sở các quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và các chỉ tiêu pháp lệnh được giao.
+ Nhà nước giao chỉ tiêu kế hoạch cấp phát vốn, vật tư cho các doanh nghiệp, doanh nghiệp giao nộp sản phẩm cho Nhà nước, lỗ Nhà nước bù, lãi Nhà nước thu.
– Thứ hai, các cơ quan hành chính can thiệp sâu vào hoạt đống sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nhưng lại không chịu trách nhiệm gì vè vât chất với các quyết định của mình., những thiệt hại vật chất nhà nước chịu, các doanh nghiệp không có quyền tự chủ sản xuất kinh doanh, cũng không bị ràng buộc trách nhiệm kết quả sản xuất kinh doanh.
– Thứ ba, quan hệ hàng hóa bị coi nhẹ, chỉ là hình thức, quan hệ hiện vật là chủ yếu, Nhà nước quản lý kinh tế thông qua cấp phát, giao nộp.
+ Thứ tư, bộ máy quản lý cồng kềnh nhiều cấp trung gian, đội ngũ quản lý kém năng lực, quan liêu, cửa quyền, nhưng lại được hưởng quyền lợi cao hơn người lao động.
– Chế độ bao cấp được thực hiện dưới các hình thức chủ yếu sau:
+ Bao cấp qua giá: Nhà nước quyết định giá trị tài sản, thiết bị, vật tư, hang hoá thấp hơn giá trị thực của chúng nhiều lần so với giá thị trường. DO đó hạch toán kinh tế chỉ là hình thức.
+ Bao cấp qua chế độ tem phiếu: Nhà nước quy định chế độ phận phối vật phẩmtiêu dung cho cán bộ công nhân viên, theo hình thức tem phiếu.
+ Bao cấp theo chế độ cấp phát vốn của ngân sách, nhưng không có chế tài ràng buộc trách nhiệm vật chất đối với các đơn vị được cấp vốn. Điều đó vừa làm tăng gánh nặng đối với ngân sách vừa làm cho sử dụng vốn kém hiệu quả, nảy sinh cơ chế xin – cho.
– Khi nền kinh tế chuyển sang giai đoạn phát triển theo chiều sâu dựa trên cơ sở áp dụng các thành tựu của cuộc cách mạng khoa học- công nghệ hiệnđại thì cơ chế quản lý này càng bộc lộ những khuyết điểm của nó, làm cho kinh tế các nước Xã hội chủ nghĩa trước đây, trong đó có nước ta lâm vào tình trạng trì trệ khủng hoảng