Trình bày đường lối kháng chiến chống thực dân pháp?

– Năm 1858 thực dân Pháp xâm luợc nước ta. Ngày 6-6-1884 triều đình Nguyễn ký hiệp ước Patơnốt thừa nhận sự thống trị của thực dân Pháp, chia nước ta thành 3 kỳ với 3 chế độ chính trị khác nhau, vừa xây dựng hệ thống chính quyền thuộc địa, vừa duy trì chính quyền phong kiến và tay sai làm chổ dựa. Mọi quyền hành đều trong tay người Pháp, với âm mưu thâm độc thực hiện chính sách chia để trị, chính sách ngu dân, chính sách độc quyền về kinh tế, ra sức vơ vét tài nguyêm bóc lột sức lao động rẻ mạt của người bản xứ, cừng nhiều hình thức thuế khoá năng nề, vô lý.

– Trước những áp bức bóc lột dã man của thực dân Pháp, nhân dân ta đã liên tiếp nổi dậy cầm vũ khí chống bọn cướp nước. Nhưng tất cả những cuộc đấu tranh đó đều không giành được thắng lơi. Giai cấp địa chủ phong kiên mà tiêu biểu là triều đình nhà Nguyễn đã bất lực và hèn nhát nhanh chóng đầu hàng thực dân Pháp và trở thành phản động, phản bội lại lợi ích của dân tộc.

Phong trào chống Pháp theo ý thức hệ phong kiến: phong trào Cần Vương đã thất bại khi cuộc khởi nghĩa của Phan Đình Phùng chấm dứt năm 1896; phong trào khởi nghĩa nông dân Yên Thế của Hoàng Hoa Thám kéo dài 30 năm cũng không giành được thắng lợi. Nguyên nhân là do thiếu đường lối đúng, thiếu một tổ chức cách mạng có khả năng dẫn dắt dân tộc đến thắng lợi. Điều này chứng tỏ rằng, thời kỳ đấu tranh chống ngoại xâm trong khuôn khổ ý thức hệ tư tưởng phong kiến đã chấm dứt. Cuộc đấu tranh của nhân dân ta rơi vào tình trạng khủng hoảng về đường lối cứu nước, về giai cấp lãnh đạo cách mạng.

READ:  Chứng minh: Cách mạng là sự nghiệp của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân?

– Vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, Việt Nam cũng như một số nước phương Đông khác đã ít nhiều chịu sự chi phối của ý thức hệ tư sản. Đặc biệt cách mạng Minh Trị ở Nhật Bản (l868), cuộc cách mạng Tân Hợi ở Trung Quốc (1911) đã có tác động nhất định tới phong trào yêu nước ở Việt Nam, làm dấy lên ở nước ta một phong trào yêu nước rộng rãi theo khuynh hướng tu sản nhưng đều thất bại. Tiêu biểu là phong trào của cụ Phan Bội Châu, cụ Phan Chu Trinh, phong trào Duy Tân của vua Duy Tân. Điều này chứng tỏ sự bất lực của giai cấp tư sản Việt Nam, rằng giai cấp tư sản Việt Nam không đủ khả năng giương cao ngọn cờ lãnh đạo đưa cách mạng Việt Nam đi đến thắng lợi.

READ:  Những thành tựu chủ yếu về kĩ thuật thế kỉ XVIII – XIX? - LS lớp 8

Tình hình khủng hoảng, bế tắc về con đường cứu nước giải phóng dân tộc, yêu cầu lịch sử đòi hỏi phải có một tổ chức cách mạng tiên phong, có đường lối cách mạng đúng đắn dẫn đường, mới có khả năng đưa phong trào cứu nước đi đến thắng lợi.