Trình bày kinh tế Nhật Bản 1952 – 1973

1 Thực trạng phát triển KT

-Tốc độ tăng trưởng KT (GDP) cao, bình quân 9,8%/năm

-Tốc độ tăng trưởng CN giai đoạn 1950-1960 là 15,9% giai đoạn 1950-1960 là 13,5%.Một số ngành CN phát triển nhanh và nhanh chóng vươn lên hàng đầu thế giới :các sản phẩm điện .điện tử,bán dẫn, hóa chất.. đứng thứ hai

-Cơ cấu KT biến đổi nhanh chóng :Năm 1952 NN22,6%,CN,xây dựng:31,3%..Năm 1968 NN:9,9%,CN,xây dựng:38,6%.

-Ngoại thương phát triển nhanh:Năm 1950 là 1,7 tỷ nawm1971 là 43,6 tỷ USD NB suất siêu từ năm 1965.

 kinh tế Nhật Bản 1952 - 1973
Ảnh minh họa: kinh tế Nhật Bản 1952 – 1973

2 Nguyên nhân tăng trưởng nhanh của nền KT NB giai đoạn 1952-1973.(7 nguyên nhân).

1.Phát huy vai trò của nhân tố con người

-Lực lượng LĐ đông đảo,có trình độ văn hóa khá cao,có kĩ năng nghề nghiệp,có tinh thần trách nhiệm với công việc.Giáo dục văn hóa truyền thống,đào tạo nghề:LĐ,kĩ thuật

-Sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực.Chế độ đãi ngộ đặc biệt đối với người LĐ suốt đời.Môi trường LĐ: quan hệ LĐ mang tính gia đình

-Công thức thành công:Công nghệ phương Tây tính cách NB

2.Về tích lũy và sử dụng vốn

-Tích lũy vốn

+Giai đoạn này tỉ lệ tích lũy vốn chiếm từ 30-35% thu nhập quốc dân

+Biện pháp tích lũy vốn nội địa:Tận dụng triệt để nguồn vốn LĐ trong nước,áp dụng chế độ tiền lương thấp.Huy động tiết kiệm cá nhân khá cao 18.6% trong 1961-1967.Giảm chi phí quân sự,chi tiêu cho phúc lợi xã hội,y tế nhà ở.

+Huy động vốn đầu tư nước ngoài: ODA,thương mại

-Sử dụng vốn: táo bạo có hiệu quả cao

+Đầu tư có lựa chọn,tập trung vào những ngành mũi nhọn(đóng tàu,chế tạo máy..)

+Tăng cường đầu tư ra nước ngoài nhằm khai thác tài nguyên và mở rộng thị trường.

+ Đầu tư phát triển khoa học kĩ thuật

3.Tiếp cận và ứng dụng nhanh chóng những thành tựu khoa học kĩ thuật

-Tăng kinh phí cho nghiên cứu và phát triển: năm 1955 chiếm 0,84% thu nhập quốc dân,năm 1970 chiếm 1,96% thu nhập quốc dân

-Phát triển các cơ sở nghiên cứu khoa học kĩ thuật:số phòng thí nghiệm năm 1955 là 1445 năm 1970 là 12594

-Chú trọng đào tạo nhân lực khoa học công nghệ.năm 1970 có tới 419000 nhà khoa học và chuyên gia kĩ thuật

-Chú trọng nghiên cứu ứng dụng

-Tăng cường nhập khẩu phát minh sáng chế,nhập khẩu công nghệ công nghệ hiện đại để tiếp cận những thành tựu mới nhất và rút ngắn khoảng cách với các nước phát triển

4.Chú trọng vai trò điều tiết KT của nhà nước

-Xác định chiến lược phát triển

READ:  Thế nào là văn hoá quốc gia và nhánh văn hoá?

-Đề ra các kế hoạch phát triển: các kế hoạch 5 năm

-Tạo môi trường KT thuận lợi thông qua hoàn thiện hệ thống pháp luật.

-Điều tiết thông qua các chính sách tài chính tiền tệ qua ngân hàng trung ương BJO.

-Đầu tư xây dựng hạ tầng cơ sở,các ngành CN mới và đầu tư nghiên cứu và phát triển.

5.Mở rộng thị trường trong và ngoài nước.

-Với thị trường trong nước

+Mở rộng thị trường nông thôn thông qua các chương trình cải cách ruộng đất,phát triển mô hình nông trại nhỏ..

+Các doanh nghiệp đưa ra thị trường những sản phẩm chất lượng đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng trong nước,chất lượng tốt như hàng xuất khẩu

+Bảo hộ các ngành sx trong nước đồng thời tiến hành tự do hóa thương mại và hội nhập một cách thận trọng.

-Với thị trường nước ngoài

+Tăng khả năng cạnh tranh của hàng hóa trong nước bằng cách giảm chi phí và nâng cao chất lượng sản phẩm

+ Thực hiên chính sách đối ngoại linh hoạt:lôi kéo về chính trị kết hợp với viện trợ ,tăng cường quan hệ thương mại,đầu tư với các nước đang phát triển,khai thác những lợi thế trong quan hệ với Mỹ và các tổ chức KT quốc tê:OECD,GAAT..

6.Về mô hình kết cấu doanh nghiệp

– NB có mô hình kết cấu hai tầng

+Khu vực 1:Các doanh nghiệp lớn trình độ kĩ thuật công nghệ cao hiện đại năng lực cạnh tranh lớn,có điều kiện làm việc tốt.

+Khu vực 2:Các doanh nghiệp nhỏ kĩ thuật công nghệ thấp kém,chủ yếu thực hiện gia công các bộ phận hoặc nhận thầu khoán cho các doanh nghiệp lớn,sử dụng LĐ thời vụ điều kiện LĐ thấp kém

– Tác dụng:

+ Tận dụng triệt để nguồn LĐ giá rẻ trong nước

+Tạo sự liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp nhỏ

+Tạo điều kiện nâng cấp công nghệ cho cả hai khu vực

+Khi xảy ra khủng hoảng KT thì khu vực KT truyền thống làm đệm giảm xóc cho khu vực KT hiện đại.

7.Đẩy mạnh hợp tác với Mỹ và các nước khác.

-Nhật Bản và Mỹ đã là bạn hàng của nhau sau khi hiệp ước hòa bình San Francisco được kí kết năm 1951.

-Xu thế hội nhập quốc tế,hợp tác và nhất thể hóa nền KT tư bản chủ nghĩa,xu thế hòa bình hợp tác cũng là một nhân tố thúc đẩy phát triển KT

READ:  Trình bày kinh tế giai đoạn kháng chiến 1945 - 1946 - LSKT

Hạn chế

-Mất cân đối nghiêm trọng giữa các vùng KT,giữa nhu cầu phát triển sx với cơ sở hạ tầng lạc hậu. 3 trung tâm CN là Tokyo-Osaka-Nagoya chỉ chiếm 1,25% diện tích nhưng chiếm tới 50% sản lượng CN

-NNquá lạc hậu so với CN, không đảm bảo được nhu cầu trong nước. Cơ sở hạ tầng lạc hậu so với các nước tư bản phát triển khác.

-Là một nền KT bấp bênh ,không ổn định về thị trường và nguồn nguyên liệu. Phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu từ thị trường nước ngoài

-Mâu thuẫn xã hội ngày càng trở nên gay gắt, chi phí cho phúc lợi xã hội thấp và ô nhiễm môi trường tăng

3 Bài học kinh nghiệm

-Biết tiếp thu, kế thừa có chọn lọc, sáng tạo kinh nghiệm của các nước đi trước về ký thuật công nghệ, phương pháp quản lý. Tranh thủ tối đa nguồn lực bên ngoài, nắm lấy những cơ hội quốc tế thuận lợi đẻ rút ngăn khoảng cách kinh tế với các nước phát triển trước

-Phát huy tối đa nhân tố con người trong phát triển kinh tế , kết hợp khéo léo những yếu tố truyền thống và các yếu tố hiện đại trong phát triển và sử dụng nguồn lực

-Khai thác và sử dụng hiệu quả ngồn vốn trong phát triển kinh tế cần tập trung vốn đầu tư vào các ngành các lĩnh vực mang lại hiệu quả nhanh nhất, cao nhất, tạo tiền đề cho sự phát triển mạnh mẽ của toàn bộ nền kinh tế quốc dân

-Nhà nước đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế trong mỗi thời ký phát triển . Nhà nước đều có chiến lược để định hướng cho sự phát triển nền kinh tế đồng thời thông qua các chính sách kinh tế vĩ mô để điều hành sự phát triển theo các hướng trên

-Cấu trúc hai tàng là một đặc trưng của nền kinh tế Nhật Bản giai đoạn thần kỳ, với cấu trúc này Nhật Bản đã tận dụng và phát huy mọi nguồn nhân lực lao động kỹ thuật ở các cấp độ khác nhau cho phát triển kinh tế