Trình Bày Trường Phái Cổ Điển Về Quản Trị Và Rút Ra Những Nhận Xét Về Mặt Ưu Điểm Và Hạn Chế?

Các lý thuyết cổ điển là những lý thuyết quản trị đầu tiên, ra đời vào cuối TK19 đầu TK20 – thời điểm thịnh hành của nền CN đại cơ khí với sự điều hành doanh nghiệp của các kỹ sư. 3 lý thuyết chính : QT kiểu thư lại, QT khoa học, và QT hành chính.

I. QT kiểu thư lại: Do Max Weber (Đức) sáng lập

a. Đặc điểm :

_ Lý thuyết quản trị kiểu thư lại đưa ra 1 qui trình cách thức điều hành 1 tổ chức. Trọng tâm của lý thuyết này là toàn bộ tổ chức.

_ Hệ thống các nguyên tắc chính thức đối với các thành viên của tổ chức. Sự tôn trọng triệt để các nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ các thủ tục, qui trình hoạt động và duy trì sự ổn định của tổ chức .

_ Đảm bảo tính khách quan, đem lại sự công bằng cho tất cả các thành viên trong tổ chức, bởi nó không cho phép bất cứ cấp trên nào để những định kiến cá nhân ảnh hưởng đến việc đánh giá cấp dưới.

_ Phân công lao động hợp lý, phân chia nhiệm vụ thành những công việc cụ thể hơn, cho phép tổ chức có thể sử dụng để huấn luyện công việc và giao cho nhân viên thực hiện 1 cách hiệu quả hơn.

_ Cơ cấu hệ thống thứ bậc giúp kiểm soát hữu hiệu cấp dưới do xác định rõ ràng vị trí của nhà quản trị.

_ Cơ cấu quyền lực chi tiết xác định ai là người có quyền đưa ra những quyết định quan trọng tại mỗi cấp quản trị trong tổ chức.

_ Sự cam kết làm việc lâu dài đem lại sự an tâm cho nhân viên, giúp tích luỹ kinh nghiệm và nâng cao khả năng chuyên môn, tổ chức cũng không bị xáo trộn về nhân sự.

_ Tính hợp lý trong phân chia những mục tiêu chung thành những mục tiêu cụ thể. Do đó nếu tất cả các bộ phận hoàn thành mục tiêu của mình thì mục tiêu chung của tổ chức sẽ được thực hiện.

READ:  Bạn Hiểu Như Thế Nào Về Kế Hoạch Tiêu Chuẩn Và Kế Hoạch Chuyên Biệt? Tác Dụng, Hoàn Cảnh Ap Dụng?

b. Ưu điểm :

_ Tính hiệu quả và ổn định của tổ chức.

_ Công việc của nhân viên trở nên đơn giản, kết quả công việc được tiêu chuẩn hoá về chất lượng và mức độ cần thiết để đáp ứng mục tiêu của tổ chức.

c. Hạn chế :

_ Nguyên tắc cứng nhắc làm lãng phí thời gian và tiền bạc; không phù hợp với công nghệ cao cấp, với sự thay đổi tính chất nhiệm vụ tổ chức và qui trình thủ tục mới thường xuyên được đưa vào thử nghiệm.

_ Làm chậm tốc độ ra quyết định. Không quan tâm đến hiệu quả mà tập trung mọi nỗ lực vào việc mở rộng và bảo vệ quyền lợi.

II. QT một cách khoa học :

a. Đặc điểm :

_ Phân chia công việc của mỗi cá nhân thành nhiều thao tác đơn giản, áp dụng phương pháp tốt nhất 1 cách khoa học để thực hiện mỗi thao tác này. Tuân theo nguyên tắc “Có một phương pháp tốt nhất” để thực hiện công việc.

_ Lựa chọn và huấn luyện công nhân 1 cách khoa học, mỗi công nhân chuyên về 1 thao tác. Có hệ thống giám sát theo chức năng, hệ thống này được thiết kế với các đốc công phụ trách 1 lĩnh vực chuyên môn nhất định.

_ Động lực thúc đẩy công nhân tuân theo mệnh lệnh của các nhà quản trị, sản xuất ngày càng nhiều sản phẩm là sử dụng biện pháp khuyến khích bằng cách trả lương theo mức độ hoàn thành công việc.

_ Trọng tâm của lý thuyết này là người thừa hành.

b. Ưu điểm :

_ Nâng cao năng suất và hiệu quả công việc, cắt giảm hao phí thời gian, tiền bạc và sức lực, làm ra sản phẩm nhanh và rẻ hơn.

c. Hạn chế :

_ Phạm vi ứng dụng chỉ giới hạn trong tổ sản xuất cho đến phân xưởng.

_ Tính nhân bản thấp, ít quan tâm đến khía cạnh con người.

READ:  Cho Biết Tác Dụng Của Công Tác Tổ Chức Và Mối Liên Hệ Của Chức Năng Này Đối Với Công Tác Hoạch Định ?

_ Quan niệm chưa đầy đủ về nhu cầu của con người.

III. QT hành chính: do Henry Fayol sáng lập a. Đặc điểm :

_ Định rõ các chức năng quản trị cơ bản như hoạch định, điều khiển, kiểm tra và áp dụng những nguyên tắc quản trị nhất định. Tiến trình quản trị cho phép làm giảm bớt những chức năng riêng lẻ và những nguyên tắc liên quan đến chức năng đó.

_ Phân công lao động rõ ràng, sự chuyên môn hoá giúp người công nhân đạt được hiệu quả cao hơn trong công việc.

_ Hệ thống cấp bậc : Quyền lực của nhà quản trị gắn liền với nghĩa vụ, phạm vi quyền lực xuất phát từ ban lãnh đạo cấp cao xuống tới những người công nhân cấp thấp nhất trong tổ chức. Mỗi công nhân chỉ nhận mệnh lệnh từ 1 cấp trên để tránh sự mâu thuẫn giữa các mệnh lệnh gây khó khăn cho người thừa hành.

_ Công bằng : Các nhà quản trị cần đối xử công bằng và thân thiện đối với cấp dưới của mình.

_ Trọng tâm của lý thuyết này là nhà quản trị.

b. Ưu điểm :

_ Xây dựng cơ cấu rõ ràng cũng như trách nhiệm và quyền hạn từ các nhà quản trị cấp cao đến các công nhân thấp nhất.

_ Các nguyên tắc luôn được đảm bảo để hoàn thành tốt mục tiêu chung của tổ chức.

c. Nhược điểm :

_ Không đề cập đến tác động của môi trường.

_ Không chú trọng đến tính hợp lý trong hành động của nhà quản trị.