Trung ương Đảng, Chính phủ, Hồ Chủ tịch đã có chủ trương và giải pháp gì để giải quyết hòa bình mối quan hệ Việt – Pháp từ ngày 6 – 3 – 1946 đến trước ngày 19 – 12 – 1946? Em có liên hệ gì với chủ trương, biện pháp của Đảng trong việc giải quyết vấn đề biển Đông hiện nay?

a) Trung ương Đảng, Chính phủ, Hồ Chủ tịch đã có chủ trương và giải pháp gì để giải quyết hòa bình mối quan hệ Việt – Pháp từ ngày 6 – 3 – 1946 đến trước ngày 19 – 12 – 1946?

Trong bối cảnh đất nước gặp nhiều khó khăn, tránh trường hợp cùng một lúc phải đối phó với nhiều kẻ thù, Trung ương Đảng, Chính phủ, Hồ Chủ tịch đã khai thác mọi khả năng, chủ động đàm phán, đẩy lùi nguy cơ chiến tranh, đặc biệt trong việc giải quyết hòa bình mối quan hệ Việt – Pháp từ ngày 6 – 3 – 1946 đến trước ngày 19 – 12 – 1946.

Sau khi đánh chiếm các đô thị Nam Bộ và cực Nam Trung Bộ, với âm mưu thôn tính cả nước ta, thực dân Pháp đã kí với Chính phủ Tưởng Giới Thạch Hiệp ước Hoa – Pháp (28 – 2 – 1946). Theo đó, Pháp được đưa quân ra miền Bắc Việt Nam thay cho quân Tưởng làm nhiệm vụ giải giáp quân đội Nhật…

Trước tình hình đó, Trung ương Đảng, Chính phủ, Hồ Chủ tịch đã có chủ trương tạm thời đàm phán, hòa hoãn với Pháp, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa kí với đại diện Chính phủ Pháp là Xanh – tơ – ni bản Hiệp định Sơ bộ (6 – 3 – 1946)

Theo Hiệp định này Chính phủ Pháp công nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là một quốc gia tự do, có chính phủ, nghị viện, quân đội và tài chính riêng, nằm trong khối Liên hiệp Pháp.

READ:  Đề cương ôn tập môn Lịch sử vào lớp 10

Chính phủ Việt Nam thỏa thuận cho 15 000 quân Pháp được vào miền Bắc thay cho quân Tưởng làm nhiệm vụ giải giáp quân đội Nhật, số quân này sẽ rút dần trong thời hạn 5 năm. Hai bên ngừng bắn ngay tại Nam Bộ, tạo không khí thuận lợi cho việc mở cuộc đàm phán chính thức ở Pa – ri.

Với Hiệp định Sơ bộ, ta đã tránh được cuộc chiến đấu bất lợi vì phải chống nhiều kẻ thù cùng một lúc, đẩy nhanh được 20 vạn quân Tưởng và tay sai ra khỏi nước ta, đồng thời có thêm thời gian hòa bình để chuẩn bị lực lượng cho cuộc kháng chiến lâu dài chống Pháp.

Sau khi kí Hiệp định Sơ bộ, thực dân Pháp vẫn tiếp tục gây xung đột vũ trang ở Nam Bộ…. Do sự đấu tranh kiên quyết của ta, cuộc đàm phán chính thức giữa hai chính phủ được tổ chức tại Phông – ten – nơ – blô – nước Pháp. Nhưng cuộc đàm phán thất bại. Ở Đông Dương, Pháp tăng cường khiêu khích. Quan hệ Việt – Pháp ngày càng căng thẳng và có nguy cơ xảy ra chiến tranh.

Trước tình hình trên, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kí với Chính phủ Pháp bản Tạm ước ngày 14 – 9 – 1946, tiếp tục nhượng bộ Pháp một số quyền lợi kinh tế, văn hóa ở Việt Nam để có thêm thời gian củng cố lực lượng chuẩn bị cuộc kháng chiến chống Pháp nhất định sẽ bùng nổ.

READ:  Vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong việc chuẩn bị về chính trị, tư tưởng và tổ chức cho việc ra đời Đảng cộng sản VN ?

Kiên trì giải quyết quan hệ Việt – Pháp bằng biện pháp đàm phán, thể hiện thiện chí hòa bình của Đảng, Chính phủ và nhân dân Việt Nam, đồng thời thể hiện sự chủ động của Đảng, Chính phủ và nhân dân ta trong việc chuẩn bị sẵn sàng cho cuộc kháng chiến chống Pháp lâu dài.

b) Em có liên hệ gì với chủ trương, biện pháp của Đảng trong việc giải quyết vấn đề biển Đông hiện nay?

Học sinh có thể liên hệ với chủ trương, giải pháp của Đảng theo ý hiểu của mình, nhưng phải nêu được chủ trương đấu tranh bằng biện pháp hòa bình để giải quyết tranh chấp đồng thời kiên quyết giữ vững độc lập chủ quyền…