Vì sao có sự chuyển biến từ chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh sang chủ nghĩa tư bản độc quyền?

Vì sao có sự chuyển biến từ chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh sang chủ nghĩa tư bản độc quyền? Các hình thức chủ yếu và bản chất kinh tế của chủ nghĩa tư bản độc quyền là gì?

Chủ nghĩa tư bản độc quyền là giai đoạn phát triển cao của chủ nghĩa tư bản. Nó xuất hiện vào cuối thế kỷă XIX đầu thế kỷ XX, là sự phát triển tất yếu từ chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh. Đó là vì:

Một là, với sự phát triển của khoa học tự nhiên, những phát minh kỹ thuật được áp dụng làm cho lực lượng sản xuất cuối thế kỷ XIX có những bước nhảy vọt như phương pháp luyện kim mới, máy cắt gọt kim loại, những động cơ đốt trong và những phương tiện vận tải mới ra đời. Muốn sử dụng những thành tựu nói trên của khoa học – kỹ thuật, cần có nguồn vốn lớn. Điều này đòi hỏi sự tập trung tư bản và tập trung sản xuất.

Hai là, trong cuộc cạnh tranh khốc liệt, tư bản vừa và nhỏ bị phá sản hàng loạt, còn các nhà tư bản lớn thì phát đạt, tư bản được tập trung với quy mô ngày càng lớn.

Ba là, khủng hoảng kinh tế của thế giới tư bản chủ nghĩa, đặc biệt là cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1873, càng đẩy nhanh sự tích tụ, tập trung tư bản và tập trung sản xuất.

Sự tập trung sản xuất được thực hiện bằng cách thôn tính lẫn nhau giữa những xí nghiệp lớn và nhỏ và bằng cách tự nguyện thỏa thuận giữa các nhà tư bản.

READ:  Những điều kiện, tiền đề của sự ra đời chủ nghĩa Mác?

Tích tụ và tập trung sản xuất đến mức độ nào đó tất yếu dẫn đến độc quyền, vì số ít các xí nghiệp lớn dễ thỏa hiệp thống nhất với nhau hơn là nhiều xí nghiệp nhỏ. Mặt khác, sự cạnh tranh giữa các xí nghiệp quy mô lớn sẽ gay gắt hơn, đề ra khuynh hướng thỏa hiệp để nắm độc quyền.

Mới đầu, các tổ chức độc quyền phát triển trong một số ngành nhất định; sau đó, theo mối liên hệ dây chuyền, nó được mở rộng ra các ngành khác, với các hình thức chủ yếu:

+ Các-ten là loại liên minh độc quyền về giá cả, thị trường; các thành viên trong tổ chức độc quyền này vẫn độc lập cả trong sản

+ Xanh-đi-ca là loại tổ chức độc quyền mà các thành viên độc lập về mặt sản xuất; ban quản trị đảm nhiệm việc lưu thông.

+ Tờ-rớt là tổ chức độc quyền điều hành tập trung. Các hoạt động sản xuất, tiêu thụ sản phẩm đều do một ban quản trị đảm nhiệm. Các nhà tư bản tham gia tờ-rớt mất hết quyền độc lập cả trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

+ Công-xoóc-xi-om là tổ chớp độc quyền cao, hỗn hợp những nhà tư bản lớn, những xanh-đi-ca, tờ-rớt… kể cả những ngành không liên quan với nhau về kỹ thuật sản xuất. Tổ chức độc quyền này thống nhất về mặt tài chính và phụ thuộc vào một nhóm tư bản kếch xù.

+ Công-gơ-lô-mê-rát là tổ chức lũng đoạn khổng lồ đặt dưới sự kiểm soát về tài chính và quản lý chung của một nhóm tư bản độc quyền lớn nhất. Quy mô và phạm vi của nó vượt ra cả ngoài biên giới quốc gia.

READ:  Phân tích cơ sở lý luận và nêu những yêu cầu phương pháp luận của nguyên tắc toàn diện

– Bản chất kinh tế của chủ nghĩa tư bản độc quyền:

Độc quyền ra đời từ tự do cạnh tranh, nó loại bỏ sự thống trị của tự do cạnh tranh. Nhưng độc quyền không thủ tiêu được cạnh tranh, mà ngược lại, cạnh tranh càng trở nên gay gắt. Bản chất kinh tế của chủ nghĩa tư bản độc quyền vẫn dựa trên cơ sở chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất. Quan hệ độc quyền giữ vị trí thống trị trong nền kinh tế với sự độc chiếm các nguồn nguyên liệu, phương tiện vận tải, thị trường vốn, nhân công. Vẫn giá trị thặng dư là quy luật kinh tế cơ bản, song biểu hiện bề ngoài của nó đã chuyển từ quy luật lợi nhuận thành quy luật lợi nhuận độc quyền cao. Với sự thống trị của độc quyền, mâu thuẫn vốn có của chủ nghĩa tư bản càng thêm sâu sắc.