Tóm tắt tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp nhà thơ Bằng Việt

Bằng Việt tên thật là Nguyễn Việt Bằng, nguyên quán xã Chàng Sơn, huyện Thạch Thất, Thành phố Hà Nội, nhưng ông sinh tại thành phố Huế và học trung học tại Hà Nội. Sau khi tốt nghiệp khoa Pháp lý, Đại học Tổng hợp Kiev (Liên Xô) vào năm 1965, Bằng Việt về Việt Nam, công tác tại Viện Luật học thuộc Uỷ ban Khoa học Xã hội Việt Nam. Đến năm 1969, ông chuyển sang công tác ở Hội Nhà văn Việt Nam. Năm 1970, ông tham gia công tác ở chiến trường Bình Trị Thiên, với tư cách là một phóng viên chiến trường và làm tại Bảo tàng truyền thống cho đoàn Trường Sơn. Năm 1975, ông công tác ở Nhà xuất bản Tác phẩm mới.

Sau khi về Hội Văn học nghệ thuật Hà Nội (gọi tắt là Hội Văn nghệ Hà Nội) năm 1983, ông được bầu làm Tổng thư ký Hội Văn học nghệ thuật Hà Nội (1983-1989) và là một trong những người sáng lập tờ báo văn nghệ Người Hà Nội (xuất bản từ 1985).

Sau đó được bầu làm Uỷ viên Uỷ ban toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, làm tổng biên tập tờ tạp chí Diễn đàn Văn nghệ Việt Nam (1989-1991).

Năm 2001, ông được bầu làm Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội và được bầu lại làm Chủ tịch Hội nhiệm kỳ 2006 – 2010.

Tại Đại hội lần thứ VII Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam (tháng 9 năm 2005), Bằng Việt được bầu làm một trong 5 Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam.

Ông cũng từng làm Thư ký thường trực, rồi Phó Chủ tịch Hội đồng Nhân dân thành phố Hà Nội (1991-2000).

Sau Đại hội Hội Nhà văn Việt Nam lần thứ VII, Bằng Việt đã đệ đơn lên Ban Chấp hành xin từ chức sau khi đã giữ cương vị Chủ tịch Hội đồng Thơ suốt hai nhiệm kỳ với lý do công việc.

Sự nghiệp

Bằng Việt làm thơ từ năm 13 tuổi nhưng bài thơ đầu tiên được công bố là bài Qua Trường Sa viết năm 1961. Ông đã thể hiện nhiều loại thơ không vần, xuống thang rồi bắc thang, tất cả những hình thức đã có trong thơ Việt Nam và thơ thế giới. Tập thơ đầu tay Hương cây – Bếp lửa của ông và Lưu Quang Vũ xuất bản lần đầu năm 1968 và mới được tái bản sau 37 năm.

Ông còn dịch thơ của các nhà thơ Yannis Ritsos (Hy Lạp), Pablo Neruda (Chile); các nhà thơ Nga cổ điển và hiện đại: A. Pushkin, M. Lermontov, S. Esenin, E. Evtushenko, O. Berggoltz, M. Aliger, A. Tvardovsky, M. Dudin, A. Akhmatova, R. Gamzatov…; các nhà thơ Pháp: G. Apollinaire, P. Eluard, J. Prévert và tham gia biên soạn một số từ điển văn học.

Ông cũng từng theo nghề luật cho đến khi thôi nhiệm kỳ cuối cùng ở Hội đồng Nhân dân thành phố (năm 2000).

Tác phẩm

Sáng tác

Hương cây – Bếp lửa, (Tập thơ; 1968, 2005), đồng tác giả với Lưu Quang Vũ
Trong tập này có bài Bếp lửa (Household warm) sau này được in trong sách giáo khoa phổ thông ở Việt Nam.
Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ,
Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm,
Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm,
Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi,
Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui,
Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ.
Ôi kỳ lạ và thiêng liêng – bếp lửa!
Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm tàu
Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả
Nhưng vẫn chẳng khi nào quên nhắc nhở
Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa ?
Những gương mặt – Những khoảng trời (Some faces and pieces of sky; 1973)
Đất sau mưa (1977)
Khoảng cách giữa lời (1984)
Cát sáng (1985), in chung với Vũ Quần Phương
Bếp lửa – Khoảng trời (Tập thơ) (1986)
Phía nửa mặt trăng chìm (1995)
Ném câu thơ vào gió (Tập thơ; Flying a verse with the wind; 2001)
Thơ trữ tình (2002)
Thơ Bằng Việt (Tập thơ), (2003)

READ:  Em hãy nói về tác hại của rượu

Dịch thuật

Hãy nói bằng ngôn ngữ của tình yêu (1978), thơ Yannis Ritsos (Hy Lạp), dịch chung với Tế Hanh, Phạm Hổ, Đào Xuân Quý
Lọ lem (1982), thơ E. Evtushenko (Nga)
TASS được quyền tuyên bố, tiểu thuyết Liên Xô
Thơ trữ tình thế giới thế kỷ XX (hợp tuyển thơ dịch; 2005), NXB Văn Học và Công ty Văn hóa Việt

Biên soạn

Mozart, truyện danh nhân
Từ điển Văn học, 2 tập, NXB Khoa học xã hội, 1983-1984, đồng tác giả
Từ điển Văn học (bộ mới), NXB Thế Giới, 2004, đồng tác giả
Từ điển tác gia văn học nước ngoài, đồng tác giả, Hữu Ngọc chủ biên

Giải thưởng

Giải nhất về thơ của Hội Văn học nghệ thuật Hà Nội (1968)
Giải thưởng dịch thuật văn học quốc tế và giao lưu văn hóa quốc tế do Quỹ Hòa bình Liên Xô trao tặng năm 1982
Giải thưởng Nhà nước về văn học (do Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam trao tặng, 2001)
Giải thưởng thơ của Hội nhà văn Việt Nam (2002)
Giải thưởng văn học ASEAN 2003 cho tập thơ “Ném câu thơ vào gió”
“Giải thành tựu trọn đời” của Hội Nhà văn Hà Nội (2005) cho Thơ trữ tình thế giới thế kỷ XX, với nhận xét: “Nhiều bài đã trở nên quen thuộc với các thế hệ người yêu thơ trong bốn thập kỷ qua, mang dấu ấn tâm hồn và nét sang trọng, tinh tế của người chuyển ngữ. Giải trao cho nhà thơ Bằng Việt để ghi nhận thành tựu trọn đời của một dịch giả tài hoa có nhiều đóng góp trong hoạt động giới thiệu văn chương nước ngoài”.


Nhà thơ Bằng Việt viết “Bếp lửa”: Kỷ niệm tuổi thơ ùa về

Những câu thơ trong bài thơ “Bếp lửa” của nhà thơ Bằng Việt đã trở nên quen thuộc với nhiều thế hệ người Việt.

Nhà văn Dạ Ngân: Kỷ niệm về bánh tét và má
Một bếp lửa chờn vờn sương sớm

Một bếp lửa ấp iu nồng đượm

Cháu thương bà biết mấy nắng mưa”…

Từ bao đời nay, bếp trong mỗi gia đình người Việt là biểu tượng kết nối yêu thương của mỗi người; là một đặc tính văn hóa của dân tộc; bếp gắn kết vợ chồng, con cái, hàng xóm, xa hơn nữa là bản làng, cộng đồng và toàn xã hội. Với riêng ông, bếp lửa có ý nghĩa gì khác?

– Bếp lửa là hình tượng rất đẹp thể hiện sự đầm ấm của gia đình, gia tộc. Một bếp lửa gia đình thường chỉ có thể hội tụ được đông đủ các thành viên trong ngày trọng đại như ngày lễ, tết, những ngày kỷ niệm, hoặc gia đình có cuộc họp mặt mang tính truyền thống. Chính vì vậy mà bếp lửa luôn gợi cho tôi cảm giác sự ấm nóng, về tình cảm gia đình. Hình ảnh bếp lửa đã tạo thành cảm hứng cho tôi khi sáng tác bài thơ như thế.

nha tho bang viet viet “bep lua”: ky niem tuoi tho ua ve hinh anh 1

Nhà thơ Bằng Việt

Một ý nữa là ngọn lửa luôn là hình tượng đẹp, rất lung linh, đó là mỹ cảm. Tôi cũng nhìn thấy ngọn lửa tạo ra năng lượng, tạo một niềm vui sống như là chức năng giáo dục. Còn chức năng cuối cùng là giải trí thì ngọn lửa cũng là nơi để con người đốt lửa để ngồi tâm tình trò chuyện, là lúc trẻ con nghe người già kể chuyện…

READ:  Bài văn nghị luận xã hội về Người phu quét đường vĩ đại

Là người đã từng trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm của đất nước, từ chiến tranh đến lúc hòa bình, chắc hẳn với ông, bếp lửa ở từng giai đoạn cũng tạo ra rất nhiều xúc cảm?

-Với tôi, ấn tượng sâu sắc và không thể nào quên trong suốt tuổi thơ là ánh lửa nhảy múa quanh nồi bánh chưng ngày tết, mà tôi và các em quây quần bên bà ngồi trông. Vì vậy khi nhớ về bà nội, về tuổi thơ của mình, tôi luôn coi bếp lửa là nhân vật thứ hai, một nhân vật có đời sống, số phận thật sự. Nó giống như một người bạn mà tôi cũng tâm tình, trò chuyện để rồi nó khơi gợi lại cho tôi tất cả những kỷ niệm tốt đẹp nhất của tuổi thơ, đồng thời tạo cho tôi sự yêu đời trong những ngày xa nhà, xa Tổ quốc.

Ai người đầu tiên ông chia sẻ khi bài thơ “Bếp lửa” ra đời?

-Tôi đã viết “Bếp lửa” khi mới ngoài 20 tuổi, đang học ở Nga, tại một thành phố xa quê hương nửa vòng Trái đất. Trong một không khí giá lạnh, toàn băng tuyết thì tôi lại nghĩ đến cái ấm, nóng, ngọn lửa nhảy tí tách trong bếp nhà mình. Trong lòng tôi chợt dâng lên một cảm xúc mãnh liệt, một nỗi nhớ da diết về gia đình, về bà nội, về bếp lửa… Những kỷ niệm về tuổi thơ của tôi chợt hiện lên sống động hơn bao giờ hết. Ngay sau khi viết xong bài thơ, tôi đã gửi đến báo Văn Nghệ và đăng vào tháng 9.1963. Ðó là bài thơ thứ 2 của tôi được đăng báo.

Câu thơ nào trong bài thơ chứa đựng nhiều kỷ niệm riêng tư nhất của ông?

– Câu thơ gây cho tôi nhiều xúc động và kỷ niệm nhất đó là về hình ảnh người bố của tôi. “Bố đi đánh xe, khô rạc ngựa gầy/Chỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháu/Nhớ lại sống mũi còn cay…”. Có người đã từng nhận xét về khổ thơ này của tôi rằng, cách diễn đạt của nhà thơ Bằng Việt hết sức Việt Nam, hết sức dân dã trong cuộc sống bình thường của người Việt. Nếu không phải là đứa trẻ đã từng sống ở nông thôn, đã từng ngồi ngửi khói bếp đến cay xè mắt thì không thể có được cách tả chân thực, viết được câu thơ hết sức tự nhiên như vậy.

Với câu “Bố đánh xe khô rạc ngựa gầy”… nhiều người cũng thắc mắc đây là câu thơ thật hay chỉ là tác giả tưởng tượng, hư cấu ra như vậy. Tôi xin khẳng định đây là câu thơ thật một trăm phần trăm. Gia đình tôi ở Huế di tản ra miền Bắc, bố tôi không xin được việc làm nên đã nhờ ông anh họ cho đi phụ đánh xe ngựa tuyến đường từ Hà Nội đi thị trấn Phùng, Ðan Phượng. Và từ một anh công chức chuyên làm việc giấy tờ, sổ sách, bố tôi trở thành anh đánh xe ngựa nghiệp dư suốt 4 năm để lấy tiền nuôi vợ, nuôi con. Ðó là hình ảnh ấn tượng, trở thành một kỷ niệm sâu sắc trong tôi mỗi khi nhớ về bố mình.

Xin cảm ơn nhà thơ!