Phép nhân hoá và so sánh được thể hiện qua bài Cây dừa của Trần Đăng Khoa

Trong bài Cây dừa của nhà thơ Trần Đăng Khoa có đoạn:

Cây dừa xanh toả nhiều tàu

Dang tay đón gió, gật đầu gọi trăng.

Thân dừa bạc phếch tháng năm,

Quả dừa đàn lợn con nằm trên cao.

Đêm hè hoa nở cùng sao

Tàu dừa chiếc lược chải vào mây xanh

Theo em, phép nhân hoá và so sánh được thể hiện trong những từ gnừ nào ở đoạn thơ trên? Thử phân tích cái hay của phép nhân hoá và phép so sánh trong đoạn thơ trên?

Gợi ý

– Phép nhân hoá được sử dụng trong các từ ngữ: Dang tay đón gió; gật đầu gọi trăng. Các từ ngữ này có tác dụng làm cho vật vô tri là cây dừa cũng có những biểu hiện tình cảm như con người. Dừa cũng mở rộng vòng tay đón gió, cũng gật đầu mời gọi trăng lên. Qua cách nói nhân hoá, cảnh vật trở nên sống động, có đường nét, hình khối, có hồn và có sức gợi tả, gợi cảm cao.

READ:  Vẻ đẹp của cảnh vật quê hương trong bài Phong cảnh Hòn Đất

– Phép so sánh được thể hiện trong các từ ngữ: quả dừa (giống như) đàn lợn con; tàu dừa (giống như) chiếc lược. Cách so sánh ở đây khá bất ngờ, thú vị, thể hiện sự liên tưởng, tưởng tượng phong phú của tác giả. Cách so sánh này cũng có tác dụng làm cho cảnh vật trở nên sống động, có đường nét, có hình khối, có sức gợi tả, gợi cảm cao.