Khái quát và Phân loại văn nghị luận bậc THCS

1 – Khái quát về văn nghị luận

Văn nghị luận được ra đời từ rất lâu. Ở Trung Hoa văn nghị luận có từ thời Khổng Tử. Ở nước ta văn nghị luận cũng là một thể loại có truyền thống lâu đời, nó có giá trị và tác dụng hết sức to lớn trong trường kì lịch sử của công cuộc dựng nước và giữ nước. Tác phẩm “Chiếu dời đô” (1010) của Lí Công Uẩn, “Cáo bình Ngô” (1428) của Nguyễn Trãi, “Chiếu cầu hiền”  (1788) của Nguyễn Trường Tộ,“Hịch tướng sĩ” (1825) của Trần Quốc Tuấn  …và đặc biệt thế kỉ XX, văn nghị luận phát triển mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Hàng loạt tên tuổi các nhà chính luận xuất sắc với những áng văn nghị luận bất hủ mà tiêu biểu nhất là Chủ tịch Hồ Chí Minh với “Tuyên ngôn độc lập”  (1945) và với biết bao nhà văn viết nghị luận nổi tiếng sau này: Hoài Thanh,  Xuân Diệu, Đặng Thai Mai…

Văn nghị luận là loại văn viết ra để phát biểu ý kiến, bày tỏ nhận thức  đánh giá thái độ đối với cuộc sống bằng những luận điểm, lí lẽ, dẫn chứng.  Nếu tác phẩm văn học nghệ thuật phát biểu ý kiến bày tỏ thái độ cuộc sống bằng những hình tượng nghệ thuật gợi cảm thì văn nghị luận điễn đạt bằng những mệnh đề, phán đoán lôgic thuyết phục. Từ những điều nói trên, có thể nêu khái niệm về văn nghị luận: Văn nghị luận là loại văn trong đó người  viết (người nói) đưa ra những lí lẽ, dẫn chứng về một vấn đề nào đó và thông qua cách thức bàn luận thuyết phục được người nghe.

Ví dụ: Hãy thử so sánh hai đoạn văn sau đây:

Đoạn 1: “Biết bao hứng thú khác nhau ta tập hợp được nhờ cách ngao du thú vị ấy, không kể sức khoẻ được tăng cường, tính khí trở nên vui vẻ.  Tôi thường thấy những kẻ ngồi trong các cỗ xe tốt chạy rất êm nhưng mơ  màng, buồn bã, cáu kỉnh hoặc đau khổ; còn những người đi bộ lại luôn luôn  vui vẻ, khoan khoái và hài lòng với tất cả…” ( trích Đi bộ ngao du – Ru-xô)

Đoạn 2: “… Nắng bây giờ bắt đầu len tới đốt cháy rừng cây. Những cây thông chỉ cao quá đầu, rung tít trong nắng những ngón tay bằng bạc dưới cái nhìn bao che của những cây tử kinh thỉnh thoảng nhô cái đầu màu hoa cà  lên trên màu xanh của rừng. Mây bị nắng xua, cuộn tròn lại từng cục, lăn trên các vòm lá ướt sương, rơi xuống đường cái, luồn cả vào gầm xe…”

READ:  Tình huốn sư phạm: Gặp tình huống khó xử trong phòng thi

(trích Lặng lẽ Sa Pa – Nguyễn Thành Long).

Ở đoạn văn 1 là đoạn văn nghị luận, tác giả dùng lí lẽ và dẫn chứng để  nêu bật vai trò và tác dụng của việc đi bộ ngao du. Ở đoạn văn 2 là đoạn văn miêu tả, tác giả đã dùng những từ ngữ gợi cảm, phép nghệ thuật tu từ để miêu tả vẻ đẹp hết sức lãng mạn ở Sa Pa – xứ sở của những rặng đào.

2 – Đặc trưng của văn nghị luận

  • Văn nghị luận được xây dựng trên cơ sở của tư duy lôgíc. Nhiệm vụ của bài văn nghị luận là phát biểu dưới hình thức các luận điểm. Luận điểm là linh hồn của bài viết. Luận điểm đúng đắn, chân thực, đáp ứng nhu cầu thực tế thì mới có sức thuyết phục.
  • Trong văn nghị luận, mỗi đoạn văn có một kết cấu riêng, chúng thường mang bóng dáng một trong những mô hình cấu trúc: tổng – phân – hợp, diễn dịch, quy nạp…Ở cấp độ liên câu các câu cũng được sáp xếp theo một trật tự tuyến tính. Nếu trật tự các câu không phù hợp với trình tự lập luận thì tính logíc bị phá vỡ.
  • Sức thuyết phục của một bài văn nghị luận trước hết toát ra từ một nội dung tư tưởng sâu sắc, từ hệ thống lí lẽ và luận chứng phong phú, xác đáng. Nhưng nếu nội dung sâu sắc, phong phú mà kết cấu không chặt chẽ, trình bày không rạch ròi gãy gọn, giữa các ý không có mối quan hệ lôgíc thì sức thuyết phục cũng bị giảm. Sự chính xác mạch lạc trong suy luận phải được thể hiện qua sự khúc chiết, chặt chẽ nhất quán, liên tục trong trình bày.

3 – Một số dạng thức nghị luận trong chương trình làm văn THCS

Căn cứ vào nôi dung nghị luận thì văn nghị luận được chia làm 2 loại:

  • Nghị luận xã hội:
    • Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống: Trình bày quan điểm, suy nghĩ, thái độ (khẳng định hay phủ định, biểu dương hay phê phán) về một sự việc nào đó xảy ra trong đời sống (gia đình, học đường, xã hội…)
      Ví dụ:
      – Suy nghĩ của em về tình trạng thanh thiếu niên ham mê trò chơi điện tử.
      – Một tấm gương vượt khó trong học tập.
      – Vấn đề bảo vệ môi trường.
      – Cảm nhận của em về cách ăn mặc của một số bạn ở tuổi mới lớn.
    • Nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí: Trình bày suy nghĩ, thái độ về một quan niệm tư tưởng, đạo lí, lối sống, văn hoá… định hình trong cuộc sống con người. Những quan niệm đó thường thể hiện dưới hình thức một ý kiếnn một nhận định, một đánh giá… có tính chất khuyên răn (tục ngữ, ca dao, danh ngôn, nhận định…mang tính chân lí)
      Ví dụ:
      – Nghị luận về đạo lí “Tôn sư trọng đạo”, “Uống nước nhớ nguồn”,
      “Yêu nước thương nòi”
      – Bàn về sự tránh giành và nhường nhịn.
      – Ý nghĩa của tình yêu thương.
      – Đức tính khiêm nhường.
      – Suy nghĩ của em từ câu ca dao: Công cha như núi Thái Sơn – Nghĩa mẹ nư nước trong nguồn chảy ra.
  • Nghị luận văn học:
    • Trình bày những nhận xét, đánh giá thông qua việc cảm nhận, phân tích nhân vật văn học. Những ý kiến nhận xét xuất phát từ cách xây dựng hình tượng nhân vật của tác giả ( ngoại hình, tính cách, hành động…) hoặc những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.
    • Ví dụ:
      • Vẻ đẹp và bi kịch của người phụ nữ trong văn học trung đại.
      • Vẻ đẹp của người lính bộ đội cụ Hồ qua ba thời kì (chống Pháp,chống Mĩ, thời hoà binh) qua ba bài thơ: Đồng chí – Chính Hữu, Bài thơ về tiểu đội xe không kính – Phạm Tiến Duật, Ánh trăng – Nguyễn Duy.
      • Chiếc lược ngà – Bi kịch về chiến tranh hay bài ca về tình phụ tử.
      • Phân tích bài thơ Mùa xuân nho nhỏ – Thanh Hải.
READ:  Văn nghị luận là gì?