THẾ GIỚI CỔ TÍCH
I. MỤC TIÊU
– Trẻ có cảm giác sảng khoái, dễ chịu khi tiếp xúc với một số loại rau.
– Trẻ có những kiến thức sơ đẳng, thiết thực về một số loại rau.
– Phát triển tính tò mò ham hiểu biết.
– Phát triển óc quan sát, khả năng phán đoán, nhận xét các loại rau.
– Giáo dục trẻ ý thức bảo vệ môi trường, kính trọng người lao động tích cực tham gia vào hoạt động khám phá và thử nghiệm cùng các hoạt động khác thông qua việc kể chuyện cổ tích cho bé
II. CHUẨN BỊ
Tranh ảnh
III. TIẾN HÀNH
Hoạt động 1: Nhỏ to cùng cô
– Cô và trẻ đối về các loại rau củ
+ Hát đối đáp theo điệu “Lý chim xanh” về các loại rau.
* Cô
– Rau chi mẹ nấu canh ngon, ngon thật là ngon?
– Rau chi có màu đỏ thắm mẹ hay mua về?
– Loại rau chi úp lại cánh tròn mà bé thích ghê, ăn vào thêm chất, chất gì bé ơi?
* Trẻ
– Rau xanh mẹ nấu canh ngon, thật nhiều cô ơi!
– Rau chi có màu đỏ thắm thì ra rau dền.
– Loại rau cánh tròn sắp lại là bé biết ngay. Đó là bắp cải giàu Vitamin.
Hoạt động 2: Bé với Cổ tích
– Cô kể cho trẻ nghe câu chuyện” sự tích cây khoai lang” 1 lần, (mô hình)
Hoạt động 3: Bé là nhà điêu khắc
– Cho trẻ nặn rau ăn củ, rau ăn quả.
– Tô màu rau ăn lá.
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
– Cho trẻ tham quan bếp ăn
– Bác cấp dưỡng giới thiệu trẻ biết một số loại rau, củ mua về để chế biến
– Các loại rau củ để nấu món gì?
* Trò chơi vận động: Ai nhanh nhất
– Cô chia lớp thành 2 tổû thi chuyền các rau củ cho bác cấp dưỡng nấu ăn
HOẠT ĐỘNG GÓC
– Trẻ biết xem sách, nhận biết 1 số loại rau, đếm số lượng 5.
– Phân biệt được rau ăn lá, rau ăn củ, rau ăn quả, tô màu các loại rau (tô tập tranh, làm sách tranh), nặn củ khoai lang.
– Biết ích lợi của các loại rau.
– Tranh sách về rau, tranh in sẵn, bút màu, đất nặn.
– Đóng kịch nhổ củ cải.
* Góc chơi xây dựng: “Xây vườn rau của bé”.
– Trẻ tái tạo lại và phản ánh quang cảnh của vườn rau của bé.
– Biết cách sắp xếp bố cục hợp lý, thể hiện tính cách đặc trưng của vườn rau và thể hiện sự sáng tạo trong công trình.
* Chơi vận động: “Cây cao, cây thấp”.
* Chơi tự do: Với cát, nước.