Hướng dẫn phân tích cách nhìn người nông dân của Nam Cao qua truyện ngắn Lão Hạc

1. Xuất phát từ quan điểm “Nghệ thuật vị nhân sinh”:

Cách nhìn của nhà văn là cách nhìn của một con người luôn thấu hiểu , đồng cảm với nỗi đau khổ của người khác . Nhà văn luôn thấu hiểu nỗi khổ về vật chất và tinh thầnh của người nông dân. Là người sống gần gũi , gắn bó với người nông dân Nam Cao đã nhìn sâu hơn vào nỗi đau tinh thần của nhà văn.

2. Bằng cái nhìn yêu thương trân trọng, Nam Cao đã nhận ra vẻ đẹp tâm hồn đáng quý của lão Hạc trong cuộc sống không phải giành cho con người.

a. Nhà văn nhận thấy từ thẳm sâu tâm hồn lão Hạc tấm lòng nhân hậu thật đáng quý

Nam Cao đã nhận ra tình cảm thân thiết máu thịt của con người dành cho con người.

Nam Cao còn phát hiện ra nỗi ân hận cao thượng và đức tính trung thực của Lão Hạc qua việc bán con chó

Nhà văn càn nhận thấy ở người cha còm cõi xơ xác như lão Hạc tình yêu thương con sâu nặng

READ:  Cuộc đời sự nghiệp sáng tác của nhà văn Nam Cao

b. Với phương chấm cố tìm mà hiểu, Nam Cao đã phát hiện ra đằng sau vẻ ngoài xấu xí gàn dở của Lão Hạc là lòng tự trọng và nhân cách trong sạch của lão Hạc

Mở rộng: Có thể so sánh cách nhìn trân trọng đối với người nông dân của Nam Cao và cách nhìn có phần miệt thị, khinh bỉ người nông dân của Vũ Trọng Phụng. Trong tiểu thuyết Vỡ đê, Vũ Trọng Phụng tả người nông dân như những con người không có ý thức không cảm xúc, coi họ như những bọn người xấu xa, đểu cáng. Thấy được cái nhìn của Nam Cao là cái nhìn tiến bộ và nhân đạo sâu sắc.

3. Là cách nhìn có chiều sau tràn đầy lạc quan tin tưởng.

Nam Cao nhìn người nông dân không phải bằng thứ tình cảm dửng dưng của kẻ trên hướng xuống dưới, càng không phải là hời hợt phiến diện.

Nam Cao luôn đào sâu, tìm tòi khám phá những ẩn khuất trong tâm hồn của lão Hạc, từ đó phát hiện ra nét đẹp đáng quý :Đó là cái nhìn đầy lạc quan tin tưởng vào phẩm hạnh tốt đẹp của người nông dân.

READ:  Ý nghĩa chi tiết căn buồng mà Mị ở trong tác phẩm Vợ Chồng A Phủ

Trước cách mạng, không ít nhân vật của Nam cao đều bị hoàn cảnh khuất phục, làm thay đổi nhân hình lẫn nhân tính. Vậy mà kì diệu thay hoàn cảnh khắc nghiệt đã không khiến một lão Hạc lương thiện thay đổi được bản tính tốt đẹp …..

Lão đã bảo toàn nhân cách cao cả của mình để tìm đến cái chết : “Không cuộc đời chưa hẳn đã đấng buồn………” thể hiện niềm tin của nhà văn vào nhân cách vào sự tồn tại kiên cường vào cái tốt .