Soạn bài Đốt-xtoi-ep-ki – (Xvai–gơ)

I. TÌM HIỂU CHUNG

1. Tác giả

Xvai–gơ (1881 – 1942) là nhà văn áo, gốc Do Thái. Ông vừa sáng tác kịch, vừa viết truyện và làm thơ. Tác phẩm nổi tiếng nhất của Xvai–gơ là tác phẩm “Ba bậc thầy” viết về ba chân dung văn học: Đô-xtôi–ép–xki, Ban–dắc, Đích–ken.

2. Đô-xtôi–ép–xki (1821 – 1881) là nhà tiểu thuyết thiên tài Nga trong thế kỉ XIX. Cuộc đời ông đã trải qua những năm dài tha hương, cay đắng trong thiếu thốn và ốm đau bệnh tật. Ông để lại nhiều kiệt tác văn chương như Thằng Ngốc, Con bạc, Lũ người quỷ ám. Tội ác và trừng phạt, Anh em nhà Ka–ra–ma–dốp, Nhật kí của một nhà văn.

II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN

1. Xvai–gơ đã dùng những lời tốt đẹp nhất, những gam màu đậm nhất, những đường nét sắc sảo nhất khi phác hoạ hân dung Đô- xtôi–ép–xki. Như nhiều độc giả đã biết, Đô-xtôi–ép–xki đã cùng vợ trốn sang Đức, Pháp, Anh, ý,… sống “leo lét” trong một thế giới xa lạ. Sống trong bần cùng cơ cực, lúc thì đứng chực, “đứng chờ” ở cửa tò vò ngân hàng, “ngày lại ngày và với một giọng nói cảm động, ông hỏi xem từ nước Nga tờ Séc của ông cuối cùng đã đến chưa”..;một trăm rúp, cái món tiền nhỏ nhoi bản thảo, mà ông đã “bao nhiêu lần quỳ gối trước những người xa lạ và thấp hèn”. Nhiều nhà xuất bản vụ lợi đã lừa ông; các nhân viên ngân hàng thì chế nhạo ông là “lão điên nghèo”. Để có tiền đánh một cái điện về Xanh Pê–téc–bua, ông phải đến hiệu cầm đồ để cầm cố “cái quần đùi cuối cùng”. Còn trong thư từ của ông gửi đi, người ta tìm thấy “một tiếng kêu tuyệt vọng xé ruột”.

Sự khốn cùng và hoạn nạn có lúc đã dồn Đô-xtôi–ép–xki đến bên bờ vực thẳm của địa ngục. Ông trằn lưng ra, vắt óc ra làm việc suốt đêm khi vợ rên rỉ trong cơn đau đẻ, khi cơn động kinh “chộp họng ông”; chủ nhà không được trả tiền đe doạ gọi cảnh sát; bà đỡ đòi tiền nợ… “Hoạ vô đơn chí”, đứa con gái sinh ra chỉ được vài ngày thì qua đời, Đô-xtôi–ép–xki gần như phát điên lên.

Xvai–gơ chỉ chấm phá môt vài nét mà làm nổi bật lên một màn đen u ám cứ cuộn tròn lấy, bám riết lấy chân dung Đô-xtôi–ép–xki, làm cho người xem, người đọc cảm thấy tức thở, nước mắt cứ trào ra. Xvai–gơ đã khéo léo chọn chi tiết điển hình để “điểm nhãn” bức chân dung nhà văn Nga mà ông đang phác hoạ. Hô-ra–xơ xa xưa đã nói: “Sự khốn khó có tác dụng khơi dậy tài năng mà trong hoàn cảnh giàu sang nó đã ngủ yên”. Đô-xtôi–ép– xki đã không gục ngã trước mọi éo le và sự khốn cùng: chính trong bóng đêm cuộc đời, tài năng ông đã thắp sáng,“đã tạo hình cho tất cả thế giới tinh thần của chúng ta” với bao kiệt tác văn chương “những tác phẩm đồ sộ của thế kỉ XIX”, chỉ nhắc lại tên, bao thế hệ độc giả gần xa trên trái đất đã cúi đầu ngưỡng mộ: Tội ác và trừng phạt, Thằng ngốc, Lũ người quỷ ám, Con bạc… Văn nghiệp của Đô-xtôi–ép–xki gồm 30 tác phẩm“chồng cao quá đầu người”.

READ:  Nêu ý nghĩa nhan đề Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi

2. Phần tiếp theo, bức chân dung của Đô-xtôi–ép–xki được Xvai–gơ vẽ bằng gam màu sáng trong. Năm mươi hai tuổi, Đô- xtôi–ép–xki “được quyền trở về Tổ quốc”. Cũng như Giốp, con người đức hạnh trong Kinh thánh, Chúa trời đã “ban phước lành” cho ông, “số mệnh phán bảo thế là kết thúc”. Trở về Xanh Pê–téc– bua, ông trở thành “sứ giả của xứ sở mình”. Và khi “Nhật kí của một nhà văn”, tiểu thuyết “Anh em nhà Ka–ra–ma–dốp”, kiệt tác văn chương của ông chào đời, thì Tuốc–ghê–nhép, Tôn–xtôi “bị lu mờ”,cả nước Nga“đổ dồn mắt vào ông”.

Qua cơn bĩ cực tất sẽ đến ngày thái lai, Đô-xtôi–ép–xki cũng vậy, “sau tất cả những thử thách ông đã chịu, một giây phút hạnh
phúc tuyệt đỉnh đã được ban cho ông”; đúng như vậy, ông càng thấm thía cái lẽ đời “hạt đã gieo xuống, mùa gặt sẽ vô tận”. Xvai– gơ đã dùng hình ảnh “Đức Chúa trời ném cho ông một tia chớp” đưa Đô-xtôi–ép–xki “vào cõi vĩnh hằng”. Thật không có cách nói nào hay hơn, ý vị hơn.

Tác giả nhắc lại cái giây phút hạnh phúc nhất, vinh quang nhất trong lễ kỉ niệm ngày sinh của Pu–skin, Đô-xtôi–ép–xki “trong niềm ngây ngất của quỷ dữ, ông vung lời như sấm sét”, ông báo trước “sứ mệnh thiêng liêng” về sự tổng hoà giải của nước Nga.

Lời phát biểu của ông đã làm cho căn phòng “rung lên trong sự bùng nổ của hoan hỉ”, đám đông cử toạ “quỳ xuống”, các bà “hôn bàn tay ông”, một sinh viên “ngất xỉu dưới chân ông”… Đó là giây phút hạnh phúc nhất của Đô-xtôi–ép–xki: “một vòng hào quang chói lọi bao quanh cái đầu của người bị hành khổ này”.

III. LUYỆN TẬP

Câu 1. a.Hai thời điểm đối lập trong cuộc sống của Đô-xtôi-ép-xki:

+Thời điểm thứ nhất: kiếp sống của một kẻ lưu vong (tờ séc cuối cùng ,hiệu cầm đồ, phòng làm việc, cơn động kinh, tiền nợ à thời điểm của sự tuyệt vọng lớn nhất.
+ Thời điểm thứ hai: trở về tổ quốc “một giây hạnh phúc tuyệt đỉnh”, những giờ phút “xuất thần”, niềm hứng khởi trước đám đông cuồng nhiệt. Sau đó là cái chết khi “sứ mệnh đã hoàn thành”, trong tình cảm anh em của tất cả các giai cấp và tất cả các đẳng cấp của nước Nga.

READ:  Tóm tắt truyện ngắn Thuốc của Lỗ Tấn

b.Những mâu thuẫn trong thiên tài Đô-xtôi-ép-xki

+ Những tình cảm mãnh liệt trong cơ thể yếu đuối của con bệnh thần kinh; con người mang trái tim vĩ đại phải tìm đến những cơ hội thấp hèn, bị giày vò vì hoàn cảnh.

+ Số phận vùi dập thiên tài nhưng thiên tài tự cứu vãn bằng lao động và tự đốt cháy trong lao động. Vinh quang tột đỉnh của Đốt cũng vẫn gắn với đau khổ.

+ Người bị lưu đày biệt xứ-đau khổ một mình-sứ giả của xứ sở mình.

Câu 2. Cấu trúc tương phản ở nhiều cấp độ:

+ Trong nội bộ một câu, hoặc giữa hai vế, giữa hai từ ngữ. Ví dụ : Nước Nga tiếng gọi vĩnh cửu của niềm tuyệt vọng của ông..,Lao động là sự giải thoát và là nỗi thống khổ của ông.

+ Trong từng đoạn. Ví dụ : hai hệ thống hình ảnh trái ngược ở đoạn từ “Suốt đêm…tinh thần của chúng ta”. Ở đây có sự đối lập: sự dằn vặt của cuộc sống hằng ngày mâu thuẫn với những tác phẩm đồ sộ, thế giới tinh thần.

– Sự đối lập hình ảnh- nét bút pháp quán xuyến trong án văn này- đó là sự đối lập giữa những chi tiết hèn mọn về đời thường với những hình ảnh cao cả khác thường của khát khao sáng tạo của thiên tài.

Câu 3. Biện pháp nghệ thuật so sánh, ẩn dụ:

+ Về so sánh: “tác phẩm…là rượu ngọt”, “đếm các ngày như trước đây đếm cái cọc của trại giam”, “trở về như một kẻ hành khuất”, “lời như sấm sét”.

+ Về ẩn dụ: “quả đã được cứu thoát, vỏ khô rụng xuống”, “thành phố ngàn tháp chuông”.

Những hình ảnh so sánh và ẩn dụ có hệ thống ở đây đều thuộc lĩnh vực tôn giáo, hoặc những lực lượng siêu nhiên.

Câu 4: Biện pháp tô đậm chân dung văn học:

Gắn hình tượng con người trên khung cảnh rộng lớn.