Soạn bài Thuốc – Lỗ Tấn

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Tác giả

Lỗ Tấn (1881 – 1936) tên khai sinh là Chương Thọ, sau đổi thành Chu Thụ Nhân, là nhà văn cách mạng Trung Quốc. Bóng dáng của ông bao trùm cả văn đàn Trung Quốc thế kỉ XX. Nhà thơ Trung Quốc nổi tiếng Quách Mạt Nhược từng nói: “Trước Lỗ Tấn, chưa hề có Lỗ Tấn, sau Lỗ Tấn, có vô vàn Lỗ Tấn”.

– Năm 13 tuổi, chứng kiến cảnh người cha lâm bệnh nặng, không có thuốc chữa mà chết, ông ôm ấp nguyện vọng học làm nghề thuốc.

– Đang học ở trường Cao đẳng Y khoa Tiên Đài thì ông đột ngột thay đổi chí hướng. Ông nhận ra chữa bệnh thể xác không quan trọng bằng chừa bệnh tinh thần, ông đã chuyển sang làm văn nghệ.

– Lỗ Tấn đã dùng ngòi bút của mình để phanh phui các “căn bệnh tinh thần” của quốc dân, lưu ý mọi người tìm phương thuốc chữa chạy. Toàn bộ sáng tác của ông đều tập trung phê phán các bệnh tinh thần đã khiến cho quốc dân mê muội, tự thỏa mãn. Chủ đề “phê phán quốc dân tính” trong sáng tác của ông càng ngày càng trở nên sâu sắc, thấm thía vì nhà văn viết với thái độ tự phê phán. Nên cả một dân tộc thực sự nhận thức được như nhà văn thì họ sẽ trở nên vô địch, sự vươn mình vĩ đại của dân tộc Trung Hoa ngày càng chứng minh điều đó.

2. Truyện ngắn Thuốc

Được viết năm 1919, đúng lúc cuộc vận động “Ngũ tứ” bùng nổ. Truyện nói về căn bệnh đớn hèn của nhân dân Trung Hoa do nhân dân thì mê muội, còn những người cách mạng thì xa rời nhân dân. Tác giả cảnh báo người Trung Quốc cần suy nghĩ nghiêm khắc về một phương thuốc để cứu dân tộc.

2.1. Cốt truyện và bối cảnh của tác phẩm

Thuốc là câu chuyện của một số người đi tìm thuốc và uống thuốc. Cốt truyện dung dị chỉ là cái nét chấm phá như tranh thuỷ mặc của Trung Quốc, chỉ có hai màu trắng đen với các sắc độ đậm nhạt khác nhau. Một bức tranh gẩn gũi cuộc sống đời thường như xảy ra quanh quất đâu đây ở một thị trấn hẻo lánh nào đó của nước Trung

Bối cảnh của truyện cũng thế. Một quán trà, một pháp trường xử trảm và một bãi tha ma vắng vẻ. Quán trà tẻ nhạt, nghèo nàn của nhũng kẻ vô công rỗi nghề. Pháp trường toàn những bóng đen lượn lờ dưới ánh đèn dầu khi mờ khi tỏ. Bãi tha ma “mộ dày khít… như bánh dao nhà giàu ngày mừng thọ”, ở giữa có con đường nhỏ cố hữu ngăn chia phải trái; phía phải là nghĩa địa người chết bình thường, phía trái là nghĩa địa người chết chém do bị xử trảm. Người Trung Quốc thời ấy vẫn xem người làm cách mạng là “làm giặc”, là trái đạo lí. Bối cảnh ấy là bức tranh điển hình của nước Trung Quốc cổ.

2.2. Các tín hiệu nghệ thuật nối bệt

a. Thời gian nghệ thuật: có sự tiến triển. Hai cảnh đầu xảy ra vào mùa thu, cảnh sau xảy ra vào mùa xuân, đúng tiết thanh minh. Theo người Trung Quốc, mùa thu là buổi chiều của năm. Mùa thu lá vàng rơi để cây tích nhựa qua đông, đón xuân đâm chồi nảy lộc. Cái chết của hai con người do sự u mê của mọi người cũng giống như hai chiếc lá rời cành để tích nhựa cho một mùa xuân hi vọng.

Mùa xuân, đúng vào tiết thanh minh (thời gian tảo mộ), hai bà mẹ bước qua con đường mòn cố hữu – con đường do con người đi mãi mà thành – đến thăm nhau để bắt đầu có sự đồng cảm. Vòng hoa trên nấm mộ Hạ Du hứa hẹn một sự tiếp bước của cách mạng. Mặc dù vẫn còn chưa công khai, nhưng câu hỏi “Thế này là thế nào?” ở cuối truyện đã hứa hẹn một câu trả lời, một sự giác ngộ.

b. Về nhân vật trong tác phẩm: tác phẩm có nhiều nhân vật nhưng khó xác định nhân vật chính, vì đây là loại tác phẩm “xén mặt ngang cuộc sống”, tái hiện một mẫu đời sống trong một khoảnh khắc, không theo lối miêu tả một số phận, một cuộc đời có trước có sau, có thuỷ có chung như cầu phúc hay Khổng Ất Kì (cũng của tác giả). Tác giả cũng không tập trung miêu tả nhân vật nào một cách kĩ lưỡng. Truyện có bối cảnh:

Cảnh một: Chỉ có vợ chồng ông lão Thuyên cùng thằng con trai ho lao và lão cai ngục “á quần đen ngòm” không rõ mặt.

Cảnh hai: Chỉ xuất hiện một người khách qua đường lúc thằng Thuyên ăn bánh bao. Cảnh ba: Một tốp khách trong quán trà và nhân vật Hạ Du được nhắc tới trong đối thoại của tốp khách.

Cảnh bốn: Hai bà mẹ trên bãi tha ma có một con đường đường chạy qua phân chia bãi tha ma thành hai phía trái, phải.

READ:  Soạn bài Đất Nước - Nguyễn Đình Thi

II. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI

1. Ý nghĩa của hình tượng chiếc bánh bao tẩm máu người

“Bánh bao tẩm máu người”, nghe như chuyện thời trung cổ nhưng vẫn xảy ra ở nước Trung Hoa trì trệ. Tầng nghĩa thứ hai – Nghĩa đen của tên truyện là – thuốc chữa bệnh lao. Thứ mà ông bà Hoa Thuyên xem là “tiên dược” để cứu mạng thằng con “mười đời độc đinh” đã không cứu được nó mà ngược lại đã giết chết nó – Đó là thuốc mê tín.

– Trong truyện, bố mẹ thằng Thuyên đã áp đặt cho nó một phương thuốc quái gở. Và cả đám người trong quán trà cũng cho rằng đó là thứ thuốc tiên. Như vậy, tên truyện còn hàm nghĩa xa hơn, mang tính khai sáng: đây là thứ thuốc độc, mọi người cần phải giác ngộ ra rằng cái gọi là thuốc chữa bệnh lao được sùng bái là một thứ thuốc độc. Người Trung Quốc cần phải tỉnh giấc, không được ngủ mãi trong cái nhà hộp bằng sắt không có cửa sổ.

– Chiếc bánh bao – Liều thuốc độc lại được pha chế bằng máu của người cách mạng – Một người xả thân vì nghĩa, đổ máu cho sự nghiệp giải phóng nông dân.. Những người dân ấy (bố mẹ thằng Thuyên, ông Ba, cả Khang…) lại dửng dưng, mua máu người cách mạng để chữa bệnh… Với hiện tượng chiếc bánh bao tẩm máu Hạ Du, Lỗ Tấn đã đặt ra một vấn đề hết sức hệ trọng là ý nghĩa của sự hi sinh. Tên truyện vì thế mang tầng nghĩa thứ ba: Phải tìm một phương thuốc làm cho quần chúng giác ngộ cách mạng và làm cho cách mạng gắn bó với quần chúng.

2. Hình tượng người cách mạng Hạ Du hiện lên như thế nào? Thái độ của tác giả? Nêu ý nghĩa cuộc bàn luận trong quán trà về Hạ Du?

a. Hình tượng người cách mạng Hạ Du không được miêu tả trực tiếp, chỉ được nói tới qua một số chi tiết: đó là một thanh niên tuổi mới đôi mươi, nhà nghèo, có một mẹ già, có bản lĩnh cao cường (trước khi chết còn rủ cai ngục làm cách mạng).

– Có hai chi tiết ám ảnh liên quan đến hình tượng người cách mạng Hạ Du: Máu của anh được lão Thuyên dùng tẩm bánh bao để chữa bệnh lao cho con trai (một quan niệm rất lạc hậu), và chi tiết vòng hoa lặng lẽ, bí mật của ai đó đã cắm trên mộ người thanh niên cách mạng.

Thái độ của tác giả đối với Hạ Du là thái độ ngợi ca, trân trọng (đối lập với thái độ phê phán, vạch ra “căn bệnh quốc dân” đối với những người bình thường xung quanh Hạ Du).

b. Chủ đề bàn luận những người trong quán trà của lão Hoa trước hết là công hiệu của “thứ thuốc đặc biệt” – Chiếc bánh bao tẩm máu người.

– Từ việc bàn về công hiệu của chiếc bánh bao tẩm máu Hạ Du chuyển sang bàn về nhân vật Hạ Du là diễn biến tự nhiên, hợp lí.

– Người tham gia bàn luận tán thưởng rất đông song phát ngôn chủ yếu vẫn là tên đao phủ cả Khang, ngoài ra còn một người có tên kèm theo đặc điểm (cậu Năm gù) và hai người chỉ có đặc điểm (“người râu hoa râm”, “anh chàng hai mươi tuổi”.

Qua những lời bàn luận ấy, Lỗ Tấn đã cho thấy:

+ Sự lạc hậu của dân chúng Trung Quốc đương thời.
+ Lòng yêu nước nhưng vẫn còn xa rời quần chúng của những người chiến sĩ cách mạng.

3. Không gian nghệ thuật của truyện là tù hãm, ẩm mốc, bế tắc, nhưng thời gian thì có tiến triển. Từ mùa thu “trảm quyết” đến mùa xuân “thanh minh” đã thể hiện mạch suy tư lạc quan của tác giả. Tìm hiểu ý nghĩa của chi tiết vòng hoa trên mộ Hạ Du? a. Không gian, thời gian nghệ thuật trong truyện:

Câu chuyện xảy ra trong hai buổi sớm vào hai mùa: mùa xuân có ý nghĩa không gian tượng trưng. Buổi sáng đầu tiên có ba cảnh: cảnh sáng tinh mơ đi mua bánh bao châm máu người, cảnh pháp trường và cảnh cho con ăn bánh, cảnh quán trà… Ba cảnh gần như liên tục, diễn ra trong mùa thu lạnh lẽo. Bối cảnh quán trà và đường phố là nơi tụ tập của nhiều loại người, do đó hình dung được dư luận và ý thức xã hội. Buổi sáng cuối cùng là vào dịp tết thanh minh – Mùa xuân tảo mộ. Mùa thu lá rụng, mùa xuân đâm chồi nảy lộc, gieo mầm.

b. Ý nghĩa của vòng hoa trên mộ Hạ Du: có thể xem vòng hoa là cực đối lập của “chiếc bánh bao tẩm máu”. Phủ định vị thuốc là chiếc bánh bao tẩm máu, tác giả mơ ước tìm kiếm một vị thuốc mới – Chữa được cả những bệnh tật về tinh thần cho toàn xã hội với điều kiện tiên quyết là mọi người phải giác ngộ cách mạng, phải hiểu rõ “ý nghĩa của sự hi sinh” của những người cách mạng.

READ:  Em hãy tóm tắt phần trích giảng truyện ngắn Số phận con người

Nhờ chi tiết vòng hoa trên mộ Hạ Du, chủ đề tư tưởng tác phẩm mới được hiện trọn vẹn, nhờ đó mà không khí của truyện vốn rất u buồn tăm tối song điều mà tác giả đưa đến cho người đọc là không phải tư tưởng bi quan.

III. LUYỆN TẬP

1. Ý nghĩa của những chi tiết: nghĩa địa người chết chém bên trái, nghĩa địa người chết bệnh, chết nghèo bên phải, chia cắt bởi một con đường mòn?

– Đây là một vấn đề thuộc quan niệm lạc hậu của người dân đương thời nhưng theo Lỗ Tấn đó cũng chính là căn bệnh quốc dân của người Trung Quốc

– Người ta rất kiêng kị và do đó kì thị đối với người bị chết chém, cho nên khi chết rồi vẫn phân biệt vùng lãnh thổ nghĩa địa.

2. Câu nói của bà mẹ trước vòng hoa trên nấm mộ người tử tù: “Thế này là thế nào? ” có ý nghĩa gì?

– Câu nói của bà mẹ trước vòng hoa trên nấm mộ Hạ Du: “Thế này là thế nào?” vừa thể hiện sự ngạc nhiên, bàng hoàng, sửng sốt, xót xa cho nỗi oan khuất trong cái chết của con mình vừa ẩn giấu một niềm vui vì có người hiểu con mình (chứng cớ là liền sau đó bà mới gào khóc, rồi lại khẩn cầu cho con qua chứng nghiệm). Hiện tượng đó cho thấy đã có biểu hiện của sự giác ngộ trong số những người dân địa phương, và hứa hẹn sự giác ngộ cho mọi người trong một ngày không xa.

– Qua câu hỏi ấy, tác giả cũng muốn loé lên một tia sáng hi vọng đối với sự hi sinh bất tử của người cách mạng.

3. Phân tích ý nghĩa nhan đề truyện ngắn Thuốc của Lỗ Tấn

a. Thuốc là truyện ngắn đặc sắc của nhà văn Lỗ Tấn. Nhan đề của truyện gợi lên những liên tưởng độc đáo và có ý nghĩa phê phán đậm nét.

b. Ý nghĩa của nhan đề Thuốc:

– Thuốc nguyên văn là Dược phản ánh quá trình suy tư nặng nề của Lỗ Tấn. Nhận thức rõ thực trạng nhận thức của người dân Trung Quốc lúc bây giờ “ngu muội và hèn nhát”, nhà văn không có ý định mà cũng không đặt ra vấn đề bốc thuốc cho xã hội mà chỉ muốn “lôi hết bệnh tật của quốc dân, làm cho mọi người chú ý và tìm cách chạy chữa”. Tên truyện chỉ có thể dịch là Thuốc chứ không phải là đơn thuốc. – Tầng nghĩa ngoài cùng là phương thuốc chữa bệnh lao. Một phương thuốc u mê ngu muội giống hệt phương thuốc mà ông thầy lang bốc cho bố Lỗ Tấn, là thứ thuốc độc. Phương thuốc bố mẹ thằng Thuyên nâng niu, trân trọng và coi như thuốc tiên là thứ đã giết chết nó. Câu chuyện nghe như ở thời Trung cổ lại diễn ra trên đất Trung Hoa, một đất nước trì trệ, đình đốn và tự mãn. Ý nghĩa này làm nổi bật lên tinh thần chống mê tín dị đoan ở trong tác phẩm.

– Tên truyện mang một lớp ý nghĩa khác, sâu xa hơn. Bố mẹ thằng Thuyên nâng niu phương thuốc quý, thuốc tiên; cả đám người trong quán trà cũng coi đó là thần dược. Từ quan niệm đó, mọi người đã áp đặt cho thằng Thuyên, bắt nó ăn thứ thuốc độc đó. Do đó, tên truyện còn mang một tầng nghĩa nữa, sâu hơn, mang tính khai sáng, mọi người phải giác ngộ ra rằng: cái gọi là thuốc chữa bệnh được sùng bái vốn là thuốc độc. Người Trung Quốc phải tỉnh giấc, không được “ngủ mê trong cái nhà hộp bằng sắt không có cửa sổ” nữa.

– Liều thuốc độc trớ trêu thay lại được pha chế bằng máu của người cộng sản – Một người cách mạng dùng cảm, hiên ngang, xả thân vì nghĩa lớn, đổ máu cho sự nghiệp giải phóng nhân dân. Vậy mà mọi người lại dửng dưng mua máu của người cách mạng về để chữa bệnh. Tên truyện đặt ra một tầng nghĩa thứ ba: Đâu là phương thuốc chữa bệnh rã rời của quốc dân? vấn đề này chỉ mới đặt ra trong tác phẩm mà chính Lỗ Tấn cũng không tìm thấy câu trả lời.

c. Đánh giá chung: Tác giả đặt ra vấn đề nhưng chưa tìm thấy câu trả lời mặc dù ông có đầy đủ quyết tâm và dũng khí. Nhan để tác phẩm tạo ra nhiều tầng ý nghĩa sâu sắc, gợi nhiều liên tưởng sâu sắc.