Câu kể (còn gọi là câu trần thuật) là gì?

I. Ghi nhớ

– Câu kể (còn gọi là câu trần thuật) là câu nhằm mục đích kể, tả hoặc giới thiệu về sự vật, sự việc; hoặc dùng để nói lên ý kiến hoặc tâm tư của mỗi người. Cuối câu kể phải ghi dấu chấm.

– Câu kể có các cấu trúc: Ai làm gì? Ai thế nào? Ai là gì?

a) Câu kể : Ai làm gì ? (Tuần 17- Lớp 4)

– Gồm 2 bộ phận : Bộ phận thứ nhất là chủ ngữ (chủ ngữ), trả lời cho câu hỏi: Ai (Con gì; Cái gì) ? Bộ phận thứ 2 là vị ngữ (vị ngữ),trả lời cho câu hỏi: Làm gì ?

– vị ngữ trong câu kể Ai làm gì ? nêu lên hoạt động của người, con vật (hoặc đồ vật, cây cối được nhân hoá. vị ngữ có thể là : Động từ hoặc cụm ĐT.

– chủ ngữ trong câu kể Ai là gì ? chỉ sự vật ( người,con vật hay đồ vật, cây cối được nhân hoá) có hoạt động được nói đến ở vị ngữ. chủ ngữ thường do danh từ hoặc cụm DT tạo thành.

b)Câu kể Ai thế nào? (Tuần 21- Lớp 4)

– Câu kể Ai thế nào ? gồm 2 bộ phận chính : chủ ngữ trả lời cho câu hỏi : Ai (cái gì , con gì)? vị ngữ trả lời cho câu hỏi : thế nào ?

– vị ngữ trong câu kể Ai thế nào? chỉ đặc điểm, tính chất hoặc trạng thái của sự vật được nói đến ở chủ ngữ. vị ngữ thường do tính từ , động từ (hoặc cụm TT, cụm ĐT) tạo thành.

– chủ ngữ trong câu kể Ai thế nào? chỉ những sự vật có đặc điểm, tính chất hoặc trạng thái được nêu ở vị ngữ. chủ ngữ thường do DT ( hoặc cụm DT) tạo thành.

c) Câu kể Ai là gì? (Tuần 24- Lớp 4)

– Câu kể Ai là gì? gồm 2 bộ phận. Bộ phận thứ nhất là chủ ngữ, trả lời cho câu hỏi: Ai (cái gì, con gì) ? Bộ phận thứ 2 trả lời cho câu hỏi : là gì (là ai, là con gì)?

– Câu kể Ai là gì ? được dùng để giới thiệu hoặc nêu nhận định về một người, một vật nào đó.

– Trong câu kể Ai là gì? vị ngữ được nối với chủ ngữ bằng từ là vị ngữ thường do DT( hoặc cụm DT) tạo thành.

READ:  Soạn bài: Ôn tập phần Văn học - lớp 7

– chủ ngữ trong câu kể Ai là gì? chỉ sự vật được giới thiệu, nhận định ở vị ngữ. chủ ngữ trả lời cho câu hỏi : Ai ( con gì, cái gì ) ? chủ ngữ thường do DT (hoặc cụm DT) tạo thành.

II. Bài tập thực hành

(Lưu ý : Một số BT sẽ ghi đáp án luôn ở phần đề bài)

Bài 1:

Tìm câu kể Ai làm gì? trong đoạn văn sau rồi gạch dưới các bộ phận vị ngữ của từng câu tìm được:

Bàn tay mền mại của Tấm rắc đều những hạt cơm quanh bống. Tấm ngắm nhìn bống. Tấm nhúng bàn tay xuống nước vuốt nhẹ hai bên lườn của cá*. Cá đứng im trong tay chị Tấm.

*Phần tách chủ ngữ và vị ngữ của câu này chép theo đáp án của tài liệu gốc, nhưng như vậy rất khó xác định ĐT trung tâm , theo quan điểm của tôi thì vị ngữ chỉ là vuốt nhẹ hai bên lườn của cá . Nếu muốn giữ đáp án như tài liệu gốc thì nên thêm dấu phẩy vào cho rõ ràng : Tấm / nhúng bàn tay xuống nước, vuốt nhẹ hai bên lườn của cá.

Bài 2:

Dùng gạch ( / ) tách chủ ngữ và vị ngữ trong từng câu sau và cho biết vị ngữ trong từng câu là ĐT hay cụm ĐT.

a) Em bé / cười. (ĐT)

b) Cô giáo /đang giảng bài . ( Cụm ĐT)

c) Đàn cá chuối con / ùa lại tranh nhau đớp tới tấp *. ( Cụm ĐT)

*Phần tách chủ ngữ và vị ngữ của câu này chép theo đáp án của tài liệu gốc , nhưng như vậy rất khó xác ĐT trung tâm, theo quan điểm của tôi thì vị ngữ chỉ là tranh nhau đớp tới tấp . Nếu muốn giữ đáp án như tài liệu gốc thì nên thêm dấu phẩy cho rõ ràng : Đàn cá chuối con / ùa lại, tranh nhau đớp tới tấp.

Bài 3:

Đặt 2 câu kể Ai làm gì? Trong đó một câu có vị ngữ là ĐT, một câu có vị ngữ là cụm ĐT.

Bài 4:

Tìm chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ của các câu văn sau:

READ:  Soạn bài Câu trần thuật

Cá Chuối mẹ / lại bơi về phía bờ, rạch lên rìa nước, nằm chờ đợi. Bỗng nhiên, nghe như có tiếng bước chân rất nhẹ, Cá Chuối mẹ / nhìn ra, thấy hai con mắt xanh lè của mụ mèo đang lại gần. Cá Chuối mẹ / lấy hết sức định nhảy xuống nước. Mụ mèo / đã nhanh hơn, lao phấp tới cắn vào cổ Cá Chuối mẹ. Ở dưới nước, đàn cá chuối con /chờ đợi mãi không thấy mẹ.

Bài 5:

Tìm các câu kể Ai thế nào? rồi gạch dưỡi các bộ phận vị ngữ.

Rừng hồi ngào ngạt, xanh thẫm trên các quả đồi quanh làng. Một mảnh lá gãy cũng dậy mùi thơm. Gió càng thơm ngát. Cây hồi thẳng, cao, tròn xoe. Cành hồi giòn , dễ gãy hơn cả cành khế. Quả hồi phơi mình xoè trên mặt lá đầu cành*.

*Chú thích tương tự BT1 và BT2

Bài 6:

vị ngữ trong các câu kể Ai thế nào ? tìm được ở BT5 biểu thị nội dung gì? Chúng do những từ ngữ thế nào tạo thành?

*Đáp án:

– Nội dung biể thị đặc điểm, tính chất hoặc trạng thái của sự vật.

– Câu 1, 3, 5 do cụm TT tạo thành. Câu 2, 6 do cụm ĐT tạo thành. Câu 4 do các TT tạo thành.

Bài 7:

Tìm câu kể Ai là gì? và nêu tác dụng của từng câu .

a) Tớ / là chiếc xe lu ( giới thiệu )

Người tớ to lù lù.

b) Bông cúc / là nắng làm hoa

Bướm vàng / là nắng bay xa lượn vòng

Lúa chín /là nắng của đồng

Trái thị, trái hồng ,…/ là nắng của cây. (nhận định về sự vật )

c) Tôi / là chim chích ( giới thiệu)

Sống ở cành chanh.

Bài 8:

vị ngữ trong các câu Ai là gì ? ở BT7 là DT hay cụm DT?

*Đáp án :

– Các câu ở ý a, b, vị ngữ là cụm DT

– Câu c, vị ngữ là DT

…..