Hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật theo thời gian – PLĐC

Hiệu lực theo thời gian của văn bản quy phạm pháp luật được xác định từ thời điểm phát sinh hiệu lực đến khi chấm dứt hiệu lực của văn bản. Thời điểm có hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật được xác định căn cứ vào các hình thức văn bản do các cơ quan Nhà nước khác nhau ban hành.

Luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của uỷ ban thường vụ Quốc hội có hiệu lực thi hành kể từ ngày Chủ tịch nước ký lệnh công bố, trừ trường hợp văn bản đó quy định ngày có hiệu lực khác.

Văn bản quy phạm pháp luật của Chủ tịch nước có hiệu lực kể từ ngày đăng báo, trừ trường hợp văn bản đó quy định ngày có hiệu lực khác.

Văn bản quy phạm pháp luật của chính phủ, thủ tướng, thủ tướng chính phủ, bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, toà án nhân dân tối cao, viện kiểm sát nhân dân tối cao và các văn bản quy phạm pháp luật liên tịch có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày đăng công báo hoặc có hiệu lực muộn hơn nếu được quy định tại văn bản đó. Đối với văn bản quy phạm pháp luật của chính phủ, thủ tướng chính phủ quy định các biện pháp thi hành trong tình trạng khẩn cấp, thì văn bản đó có thể quy định ngày có hiệu lực sớm hơn.

READ:  Hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật theo không gian và đối tượng tác động - PLĐC

Những trường hợp văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn phần hoặc một phần trong các trường hợp sau đây:

– Hết thời hạn có hiệu lực đã được quy định trong văn bản.
– Được thay thế bằng một văn bản mới của chính cơ quan Nhà nước đã ban hành văn bản đó.
– Bị huỷ bỏ hoặc bãi bỏ bởi một cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

Trong trường hợp một văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực thì văn bản quy định chi tiết hoặc hướng dẫn được giữ lại toàn phần hoặc một phần, vì còn phù hợp với quy định của văn bản quy phạm pháp luật mới.