Những căn cứ để phân chia ngành luật – PLĐC

Xác định các căn cứ để phân định hệ thống pháp luật thành các ngành luật khác nhau là một vấn đề khoa học thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học pháp lý. Do vậy, muốn phân biệt ngành luật này với ngành luật khác thì dựa vào hai căn cứ chủ yếu cơ bản sau: Đó là đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh.

– Đối tượng điều chỉnh: Đây là căn cứ chủ yếu để phân định hệ thống pháp luật thành ác ngành luật khác nhau. Mỗi ngành luật chỉ điều chỉnh cấc quan hệ xã hội thuộc một lĩnh vực của đời sống xã hội. Vậy, phạm vi các quan hệ xã hội thuộc lĩnh vực được quy phạm pháp luật của một ngành luật điều chỉnh là đối tượng điều chỉnh của ngành luật đó.

– Phương pháp điều chỉnh: Đó là những biện pháp, cách thức mà Nhà nước sử dụng để tác động vào cách xử sự của các chủ thể tham gia vào các quan hệ xã hội. Cách thức tác động ấy thể hiện chủ yếu ở cách thực hiện quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia quan hệ.

READ:  Các ngành luật trong hệ thống pháp luật của nhà nước Việt Nam - PLĐC

Mỗi ngành luật khác nhau đối tượng điều chỉnh có các đặc điểm khác nhau và phương pháp điều chỉnh của chúng cũng rất khác nhau. Như luật hành chính áp dụng phương pháp quyền uy, mệnh lệnh, nhưng luật dân sự điều chỉnh các quan hệ xã hội lại áp dụng phương pháp thoả thuận.

Với các căn cứ trên, việc phân định quy phạm pháp luật thuộc ngành luật này hay ngành luật khác không phải là sự ngẫu nhiên, tuỳ tiện mà hoàn toàn có cơ sở khoa học. Trong các căn cứ trên thì đối tượng điều chỉnh của ngành luật là căn cứ chủ yếu có tính chất quyết định, còn phương pháp điều chỉnh là căn cứ có tính chất bổ trợ do đặc điểm của đối tượng điều chỉnh quyết định.