Phần 18 bộ câu hỏi thi trắc nghiệm pháp luật đại cương từ câu 351 đến 400

Bộ câu hỏi thi trắc nghiệm pháp luật đại cương

Nếu có vướng mắc trong các câu trả lời các bạn có thể tham khảo lại phần giáo trình Pháp luật đại cương được trình bày cẩn thận tại đây.

Câu 351. Thuộc tính (đặc trưng) nào sau đây là của pháp luật:

A. Tính bắt buộc chung (tính quy phạm phổ biến)
B. Bảo vệ các quan hệ xã hội
C. Cả A và B đều đúng
D. Cả A và B đều sai

Câu 352. Thuộc tính (đặc trưng) nào sau đây là của pháp luật:

A. Giáo dục hành vi con người
B. Tính được đảm bảo thực hiện bằng nhà nước
C. Cả A và B đều đúng
D. Cả A và B đều sai

Câu 353. Người bị hạn chế NLHV dân sự là người nghiện ma túy, nghiện các chất kích thích khác:

A. Dẫn đến phá tán tài sản của gia đình.
B. Dẫn đến phá tán tài sản của gia đình thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án có thể ra quyết định tuyên bố là người bị hạn chế NLHV dân sự.
C. Dẫn đến phá tán tài sản của gia đình thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án, Viện kiểm sát có thể ra quyết định tuyên bố là người bị hạn chế NLHV dân sự.
D. Cả A, B và C đều sai

Câu 354. Hình thức thực hiện pháp luật nào cần phải có sự tham gia của nhà nước:

A. Tuân thủ pháp luật
B. Thi hành pháp luật
C. Sử dụng pháp luật
D. ADPL

Câu 355. Hành vi “gây rối trật tự công cộng” có thể là:

A. Hành vi vi phạm hình sự
B. Hành vi vi phạm dân sự
C. Cả A và B
D. Cả A và B hoặc A hoặc B

Câu 356. Đạo luật nào quy định trình tự, thủ tục, các giai đoạn giải quyết các vụ tranh chấp dân sự:

A. Bộ luật dân sự
B. Bộ luật hình sự
C. Bộ luật tố tụng dân sự
D. Bộ luật tố tụng hình sự

Câu 357. Quốc hội có quyền ban hành những loại VBPL nào:

A. Hiến pháp, luật
B. Hiến pháp, luật, pháp lệnh
C. Hiến pháp, luật, nghị quyết
D. Cả A, B và C đều đúng

Câu 358. Khẳng định nào là đúng:

E. Nguồn của pháp luật nói chung là:
F. VBQPPL; tập quán pháp; và tiền lệ pháp. Chỉ có VBQPPL là nguồn của pháp luật Việt Nam.
G. Nguồn của pháp luật nói chung là:
H. VBQPPL; tập quán pháp; và tiền lệ pháp. Chỉ có VBQPPL và tập quán pháp là nguồn của pháp luật Việt Nam.
I. Nguồn của pháp luật nói chung là:
J. VBQPPL; tập quán pháp; và tiền lệ pháp. Chỉ có VBQPPL và tiền lệ pháp là nguồn của pháp luật Việt Nam.
K. Cả A, B và C đều sai

Câu 359: VBPL:

A. Bắt buộc phải có QPPL
B. Không có QPPL
C. Có thể có hoặc không có QPPL
D. Cả A, B và C đều sai

Câu 360. Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính còn có thể bị áp dụng các biện pháp khôi phục pháp luật nào sau đây:

A. Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra hoặc buộc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép.
B. Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường sống, lây lan dịch bệnh do vi phạm hành chính gây ra.
C. Cả A và B đều đúng
D. Cả A và B đều sai

Câu 361. Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính còn có thể bị áp dụng các biện pháp khôi phục pháp luật nào sau đây:

A. Buộc tiêu hủy vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, văn hóa phẩm độc hại.
B. Buộc bồi thường thiệt hại do vi phạm hành chính gây ra đến 1.000.000 đồng
C. Cả A và B đều đúng
D. Cả A và B đều sai

Câu 362. Phương pháp tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận là phương pháp điều chỉnh của ngành luật nào:

A. Ngành luật kinh tế
B. Ngành luật hôn nhân – gia đình
C. Cả A và B đều đúng
D. Cả A và B đều sai

Câu 363. Phương pháp tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận là phương pháp điều chỉnh của ngành luật nào:

A. Ngành luật dân sự
B. Ngành luật lao động
C. Cả A và B đều đúng
D. Cả A và B đều sai

Câu 364. Khẳng định nào sau đây là không đúng:

A. Hệ thống hình phạt được chia thành hai nhóm:
B. hình phạt chính và hình phạt bổ sung
C. Phạt tiền và trục xuất vừa là hình phạt chính, vừa là hình phạt bổ sung
D. Cả A và B đều đúng
E. Cả A và B đều sai

Câu 365. Khẳng định nào sau đây là không đúng:

A. Hệ thống hình phạt được chia thành hai nhóm:
B. hình phạt chính và hình phạt bổ sung
C. Ngoài hệ thống hình phạt, pháp luật hình sự còn quy định thêm các biện pháp tư pháp nhằm mục đích hỗ trợ cho hình phạt
D. Cả A và B đều đúng D. Cả A và B đều sai

Câu 366. Khẳng định nào sau đây là không đúng:

A. Phạt tiền và trục xuất vừa là hình phạt chính, vừa là hình phạt bổ sung
B. Ngoài hệ thống hình phạt, pháp luật hình sự còn quy định thêm các biện pháp tư pháp nhằm mục đích hỗ trợ cho hình phạt
C. Cả A và B đều đúng
D. Cả A và B đều sai

Câu 367. Loại vi phạm pháp luật nào gây hậu quả lớn nhất cho xã hội:

READ:  Pháp luật là gì? Phân tích các thuộc tính của pháp luật? - PLĐC

A. Vi phạm hình sự
B. Vi phạm hành chính
C. Vi phạm dân sự
D. Vi phạm kỹ luật

Câu 368. HTPL nào sau đây là HTPL thành văn:

A. HTPL Anh – Mỹ
B. HTPL châu Âu lục địa
C. HTPL XHCN
D. Cả B và C đều đúng

Câu 369. HTPL nào sau đây là HTPL không thành văn:

A. HTPL Anh – Mỹ
B. HTPL châu Âu lục địa
C. HTPL XHCN
D. Cả A, B và C đều đúng

Câu 370. Bản án sơ thẩm của tòa án nhân dân có hiệu lực thi hành khi:

A. Ngay khi tòa tuyên án.
B. Sau 15 ngày kể từ ngày tòa tuyên án nếu người bị kết án, các đương sự, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan không kháng cáo, viện kiểm sát và tòa án có thẩm quyền không kháng nghị.
C. Sau 30 ngày kể từ ngày tòa tuyên án.
D. Sau 1 năm kể từ ngày tòa tuyên án.

Câu 371. Bản án phúc thẩm của tòa án nhân dân có hiệu lực thi hành khi:

A. Ngay sau khi tòa tuyên án.
B. Sau 15 ngày kể từ ngày tòa tuyên án.
C. Sau 30 ngày kể từ ngày tòa tuyên án.
D. Sau một năm kể từ ngày tòa tuyên án

Câu 372. Đặc điểm của VBPL cụ thể – cá biệt là:

A. Luôn mang tính chất cụ thể và cá biệt, vì được ban hành chỉ để giải quyết những trường hợp cá biệt – cụ thể.
B. Chỉ được thực hiện một lần và sẽ chấm dứt hiệu lực khi được thực hiện.
C. Cả A và B đều đúng
D. Cả A và B đều sai

Câu 373. Đặc điểm của VBPL cụ thể – cá biệt là:

A. Hình thức thể hiện không chỉ là văn bản mà có thể bằng miệng.
B. Thông thường được ban hành bằng một thủ tục chặt chẽ và cụ thể, nhưng đôi khi cũng được ban hành chớp nhoáng, không có đầy đủ các bước để giải quyết những công việc khẩn cấp.
C. Cả A và B đều đúng
D. Cả A và B đều sai

Câu 374. Đâu không phải là ngành luật trong HTPL Việt Nam:

A. Ngành luật dân sự
B. Ngành luật tố tụng dân sự
C. Ngành luật doanh nghiệp
D. Ngành luật tố tụng hình sự

Câu 375. Đâu là ngành luật trong HTPL Việt Nam:

A. Ngành luật hình sự
B. Ngành luật an ninh quốc gia
C. Ngành luật tố tụng hình sự
D. Ngành luật tài chính

Câu 376. Chế định “Chế độ kinh tế” thuộc ngành luật nào:

A. Ngành luật kinh tế
B. Ngành luật tài chính
C. Ngành luật lao động
D. Ngành luật nhà nước (ngành luật hiến pháp)

Câu 377. Chế định “Cá nhân” thuộc ngành luật nào:

A. Ngành luật lao động
B. Ngành luật hành chính
C. Ngành luật dân sự
D. Ngành luật tố tụng dân sự

Câu 378. Chế định “Thừa kế” thuộc ngành luật nào:

A. Ngành luật hành chính
B. Ngành luật tố tụng hình sự
C. Ngành luật quốc tế
D. Ngành luật dân sự

Câu 379. Chế định “Giảm thời hạn hoặc miễn chấp hành hình phạt” thuộc ngành luật nào:

A. Ngành luật hình sự
B. Ngành luật tố tụng hình sự
C. Ngành luật tố tụng dân sự
D.Ngành luật hôn nhân và gia đình

Câu 380. Chế định “Hòa giải” thuộc ngành luật nào:

A. Ngành luật hôn nhân và gia đình
B. Ngành luật lao động
C. Ngành luật tố tụng hình sự
D. Ngành luật tố tụng dân sự

Câu 381. Chế định “Người tham gia tố tụng” thuộc ngành luật nào:

A. Ngành luật kinh tế
B. Ngành luật tố tụng dân sự
C. Ngành luật tố tụng hình sự
D. Cả B và C đều đúng

Câu 382. Theo quy định của Hiến pháp Việt Nam 1992, Hội đồng nhân dân có mấy cấp:

A. 2 cấp
B. 3 cấp
C. 4 cấp
D. 5 cấp

Câu 383. Tuân thủ pháp luật:

A. Không được làm những điều mà pháp luật cấm bằng hành vi thụ động
B. Phải làm những điều mà pháp luật bắt buộc bằng hành vi tích cực
C. Có quyền thực hiện hay không thực hiện những điều mà pháp luật cho phép
D. Cả A, B và C đều đúng

Câu 384. Các thuộc tính, dấu hiệu, đặc trưng của CQNN:

A. Là bộ phận cấu thành bộ máy nhà nước, nhưng có tính độc lập tương đối về cơ cấu tổ chức, bao gồm một nhóm công chức được nhà nước giao cho những quyền hạn và nghĩa vụ nhất định.
B. Quyền ban hành VBPL mang tính bắt buộc thi hành đối với cá nhân, tổ chức, CQNN có liên quan.
C. Cả A và B đều đúng
D. Cả A và B đều sai

Câu 385. Các thuộc tính, dấu hiệu, đặc trưng không phải là của CQNN:

A. Là bộ phận cấu thành bộ máy nhà nước, nhưng có tính độc lập tương đối về cơ cấu tổ chức, bao gồm một nhóm công chức được nhà nước giao cho những quyền hạn và nghĩa vụ nhất định.
B. Mang tính quyền lực nhà nước thể hiện ở thẩm quyền được nhà nước trao.
C. Cả A và B đều đúng
D. Cả A và B đều sai

Câu 386. Giải quyết các tranh chấp dân sự có yếu tố nước ngoài thuộc thẩm quyền của:

A. Toà án nhân dân cấp huyện
B. Toà án nhân dân cấp tỉnh
C. Cả toà án nhân dân cấp huyện và toà án nhân dân cấp tỉnh
D. Cả A, B và C đều sai

Câu 387. Để phân biệt HTPL và hệ thống VBPL, khẳng định nào sau là đúng:

READ:  Cấu trúc nhà nước đơn nhất có gì khác biệt cơ bản so với các nhà nước liên bang?

A. HTPL là cơ cấu bên trong của pháp luật, bao gồm các ngành luật, các phân ngành luật và các chế định pháp luật
B. HTPL là khái niệm liên quan đến hình thức biểu hiện bên ngoài của pháp luật, phản ánh tình trạng nguồn của pháp luật.
C. Cả A và B đều đúng
D. Cả A và B đều sai

Câu 388. Để phân biệt HTPL và hệ thống VBPL, khẳng định nào sau là đúng:

A. Hệ thống VBPL là khái niệm liên quan đến hình thức biểu hiện bên ngoài của pháp luật, phản ánh tình trạng nguồn của pháp luật.
B. Hệ thống VBPL là cơ cấu bên trong của pháp luật, bao gồm các ngành luật, các phân ngành luật và các chế định pháp luật
C. Cả A và B đều đúng
D. Cả A và B đều sai

Câu 389. Khẳng định nào sau đây là đúng:

A. Mỗi bản Hiến pháp Việt Nam được ban hành phản ánh bước ngoặt của một giai đoạn lịch sử xã hội Việt Nam.
B. Hiến pháp 1946 và Hiến pháp 1992 mới phản ánh bước ngoặt của giai đoạn lịch sử xã hội Việt Nam.
C. Chỉ có Hiến pháp 1946 mới phản ánh bước ngoặt của giai đoạn lịch sử xã hội Việt Nam.
D. Cả A, B và C đều sai

Câu 390. Nhận định nào sau đây là đúng:

A. VBPL cá biệt được áp dụng nhiều lần và hiệu lực tồn tại lâu dài
B. VBPL cá biệt được áp dụng nhiều lần và hiệu lực của nó chấm dứt ngay khi được áp dụng
C. VBPL cá biệt được áp dụng một lần và hiệu lực tồn tại lâu dài
D. VBPL cá biệt được áp dụng một lần và sẽ chấm dứt hiệu lực ngay sau khi được áp dụng

Câu 391. Cơ sở kinh tế của nhà nước XHCN là:

A. Chế độ sở hữu của giai cấp thống trị đối với tư liệu sản xuất và nô lệ.
B. Chế độ sở hữu của giai cấp thống trị đối với tư liệu sản xuất mà chủ yếu là ruộng đất.
C. Quan hệ sản xuất dựa trên chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất và bóc lột giá trị thặng dư.
D. Quan hệ sản xuất dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất.

Câu 392. Cơ sở kinh tế, cơ cấu xã hội của chế độ cộng sản nguyên thuỷ:

A. Cơ sở kinh tế là chế độ sở hữu chung về tư liệu sản xuất và sản phẩm lao động.
B. Cơ cấu xã hội là một tổ chức tự quản với hệ thống quản lý là Hội đồng thị tộc và tù trưởng.
C. Cả A và B đều đúng
D. Cả A và B đều sai

Câu 393. Cơ sở kinh tế, cơ cấu xã hội của chế độ cộng sản nguyên thuỷ:

A. Cơ sở kinh tế là một tổ chức tự quản với hệ thống quản lý là Hội đồng thị tộc và tù trưởng.
B. Cơ cấu xã hội là chế độ sở hữu chung về tư liệu sản xuất và sản phẩm lao động.
C. Cả A và B đều đúng
D. Cả A và B đều sai

Câu 394. Khái niệm nào sau đây được dùng để chỉ cơ quan hành chính nhà nước cao nhất:

A. Chính phủ
B. Hội đồng bộ trưởng
C. Cả A và B đều đúng
D. Cả A và B đều sai

Câu 395. Khái niệm nào sau đây được dùng để chỉ cơ quan hành chính nhà nước cao nhất:

A. Hội đồng chính phủ
B. Nội các
C. Cả A và B đều đúng
D. Cả A và B đều sai

Câu 396. Khẳng định nào sau đây là đúng:

A. Hạ viện là cơ quan lập pháp đại diện cho toàn liên bang
B. Hạ viện là cơ quan lập pháp đại diện cho các bang nơi các nghị sĩ được bầu ra
C. Cả A và B đều đúng
D. Cả A và B đều sai

Câu 397. Khẳng định nào sau đây là đúng:

A. Thượng viện là cơ quan lập pháp đại diện cho toàn liên bang
B. Thượng viện là cơ quan lập pháp đại diện cho các bang nơi các nghị sĩ được bầu ra
C. Cả A và B đều đúng
D. Cả A và B đều sai

Câu 398. Quyết định ADPL:

A. Có những tên gọi (hình thức pháp lý nhất định) theo quy định của pháp luật.
B. Không có tên gọi (hình thức pháp lý nhất định).
C. Có thể có hoặc không có tên gọi (hình thức pháp lý nhất định) tuỳ theo từng trường hợp cụ thể.
D. Cả A, B và C đều sai

Câu 399. Thực hiện quyết định ADPL:

A. Các đối tượng có liên quan có trách nhiệm thi hành quyết định
B. Cơ quan ban hành cũng như những cơ quan có liên quan có trách nhiệm bảo đảm việc thi hành.
C. Cả A và B đều đúng
D. Cả A và B đều sai

Câu 400. VBPL chủ đạo là văn bản:

A. Chứa đựng những QPPL
B. Quy định những chủ trương, đường lối, chính sách, nhiệm vụ chung quan trọng
C. Được ban hành để giải quyết những vụ việc cá biệt, cụ thể
D. Cả A, B và C đều đúng