Phân tích nguồn gốc nhà nước theo quan điểm học thuyết Mac-Lenin?

[toc]

Nguồn gốc nhà nước theo Mác

Các học giả theo quan điểm Mac Lênin giải thích nguồn gốc nhà nước bằng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, họ chỉ ra rằng nhà nước ko phải là 1 hiện tượng bất biến, vĩnh cửu mà nó là 1 phạm trù lịch sử, có quá trình phát sinh, phát triển và tiêu vong. nhà nước là sản phẩm của xã hội, nó xuất hiện khi xã hội phát triển đến 1 trình độ nhất định và do những nguyên nhân khách quan, nhà nước sẽ diệt vong khi những nguyên nhân khách quan đấy ko còn nữa.

Lịch sử xã hội loài người đã trải qua 1 thời kỳ chưa có nhà nước, đó là chế độ công xã nguyên thủy. Đây là hình thái kinh tế xã hội đầu tiên của loài người. xã hội này chưa có giai cấp, chưa có nhà nước nhưng nguyên nhân làm xuất hiện nhà nước đã nảy sinh từ trong xã hội này. Vì vậy để giải thích nguồn gốc nhà nước phải phân tích và tìm hiểu toàn diện về điều kiện KT-xã hội, cơ cấu tổ chức của xã hội công xã nguyên thủy.

Cơ sở KT của công xã nguyên thủy là chế độ sở hữu chung về tư liệu sản xuất và sản phẩm lao động. Mọi người đều bình đẳng trong sản xuất và sản phẩm lao động được phân chia theo nguyên tắc bình quân. Do đó xã hội ko có người giàu, người nghèo, ko phân chia giai cấp, ko có đấu tranh giai cấp. Cơ sở kinh tế đó đã quy định hình thức tổ chức, quản lý của xã hội đó.

Xã hội công xã nguyên thủy được tổ chức rất đơn giản, thị tộc là tế bào, là cơ sở cấu thành xã hội. Thị tộc là hình thức tổ chức xã hội mang tính tự quản đầu tiên. Để tồn tại và phát triển thị tộc cần đến quyền lực và hệ thống quản lý để thực hiện quyền lực đó. Hệ thống quản lý của công xã thị tộc là Hội đồng thị tộc và Tù trưởng.

– Hội đồng thị tộc là cơ quan quyền lực cao nhất của thị tộc bao gồm các thành viên đã trưởng thành.
– Tù trưởng do Hội đồng thị tộc bầu ra, là người đứng đầu thị tộc, có thể bị bãi miễn nếu ko còn đủ tín nhiệm.

Quyền lực trong tổ chức thị tộc là quyền lực xã hội do tất cả các thành viên tổ chức ra và phục vụ lợi ích của cả cộng đồng.

Tuy rằng trong xã hội công xã nguyên thủy chưa có nhà nước nhưng quá trình vận động và phát triển của nó đã làm xuất hiện những tiền đề về vật chất cho sự tan rã của tổ chức thị tộc – bộ lạc và sự ra đời nhà nước.

READ:  Phân tích khái niệm nhà nước? Nêu sự khác biệt cơ bản giữa nhà nước với các thiết chế chính trị khác trong xã hội? - PLĐC

Trong quá trình sống và lao động sản xuất, con người ngày 1 phát triển hơn đã luôn tìm kiếm và cải tiến công cụ lao động làm cho năng suất lao động ngày càng tăng. Đặc biệt sự ra đời của công cụ lao động bằng kim loại làm cho sản xuất ngày càng phát triển, hoạt động kinh tế của xã hội trở nên phong phú và đa dạng đòi hỏi phải có sự chuyên môn hóa về lao động. Ở thời kỳ này diễn ra 3 lần phân công lao động:

– Chăn nuôi tách khỏi trồng trọt
– Thủ công nghiệp tách khỏi nông nghiệp
– Thương nghiệp phát triển hình thành tầng lớp thương nhân

Sau 3 lần phân công lao động thì năng suất lao động tăng lên, sản phẩm lao động làm ra cho xã hội ngày càng nhiều hơn dẫn đến sự dư thừa của cải so với nhu cầu tối thiểu cho sự tồn tại của con người. Một số người trong thị tộc lợi dụng ưu thế của mình để chiếm đoạt của cải dư thừa đó để biến thành tài sản riêng cho mình. Chế độ tư hữu đã hình thành trong xã hội và ngày càng trở nên rõ rệt hơn--> đây là nguyên nhân kinh tế dẫn đến sự ra đời của nhà nước.

Xét về mặt xã hội, chế độ hôn nhân 1 vợ 1 chồng làm xuất hiện các gia đình. Gia đình trở thành 1 đơn vị kinh tế độc lập, dẫn đến sự phân chia người giàu, người nghèo trong xã hội. Hơn nữa tù binh trong chiến tranh ko bị giết như trước nữa mà được giữ lại để bóc lột sức lao động và trở thành nô lệ. Trong xã hội xuất hiện 2 giai cấp cơ bản là chủ nô và nô lệ. Giai cấp nô lệ bị áp bức, bóc lột luôn đấu tranh để giải phóng. Như vậy trong xã hội có sự phân chia thành các giai cấp đối kháng nhau. Mâu thuẫn giữa các giai cấp là ko thể điều hòa được, vì vậy giai cấp lắm quyền thống trị về kinh tế tổ chức ra 1 thiết chế quyền lực mới nhằm bảo vệ lợi ích của giai cấp mình, đồng thời duy trì trật tự và ổn định xã hội, thiết chế quyền lực đó cũng chính là nhà nước--> đây là nguyên nhân xã hội dẫn đến sự ra đời của nhà nước.

Như vậy nhà nước xuất hiện do 2 nguyên nhân:

READ:  Phần 4 bộ câu hỏi thi trắc nghiệm pháp luật đại cương từ câu 60 đến câu 80

– Kinh tế: sự xuất hiện của chế độ tư hữu
– xã hội: sự xuất hiện của giai cấp và mâu thuẫn giai cấp.

Nhà nước xuất hiện 1 cách khách quan, nội tại trong lòng xã hội mà không phải do 1 lực lượng bên ngoài nào áp đặt vào xã hội

Kinh tế và xã hội là 2 nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của nhà nước theo quan điểm học thuyết Mac Lênin. Tuy niên, không phải với nhiều nước trên thế giới đều xuất hiện do 2 nguyên nhân này mà phụ thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh, kinh tế xã hội, vị trí, địa lý…

Các phương thức hình thành nhà nước trong ls

– Nhà nước Aten: Là kết quả vận động của những nguyên nhân nội tại xã hội, do sự chiếm hữu tài sản và sự phân công hóa giai cấp trong xã hội, tổ chức thị tộc ko còn thích hợp.

– Nhà nước Giecmanh: ra đời do nhu cầu phải thiết lập sự cai trị đối với vùng đất La Mã sau chiến thắng của người Giecmanh đối với đế chế La Mã cổ đại, vì thế mà nhà nước ra đời.

– Nhà nước Roma: ra đời do sự thúc đẩy của cuộc đấu tranh giữa người bình dân sống ngoài các thị tộc Roma chống lại giới quý tộc của các thị tộc Roma.

– Sự ra đời của nhà nước Phương Đông cổ đại: nhu cầu tự vệ và yêu cầu sx như khai khẩn đất đai, trị thủy…, đòi hỏi con người phải tập hợp lại trong 1 cộng đồng có sự liên hệ cao hơn gia đình và thị tộc, với 1 bộ máy có quyền lực tập trung, thống nhất hơn để điều hành và quản lý các công việc chung của cộng đồng đó là nhà nước. nhà nước VN cũng xuất hiện theo hình thức này vào khoảng TK 7-6 trước CN.

Định nghĩa nhà nước

Nhà nước là 1 tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị, 1 bộ máy chuyên làm nhiệm vụ cưỡng chế và thực hiện các chức năng quản lý đặc biệt nhằm duy trì trật tự xã hội, bảo vệ địa vị và lợi ích của giai cấp thống trị trong xã hội có giai cấp.