Khái niệm chức năng nhà nước? Các loại chức năng nhà nước? – PLĐC

Định nghĩa chức năng nhà nước

Trong lý luận về nhà nước, chức năng nhà nước được hiểu là những phương hướng, phương diện hoặc những mặt hoạt động chủ yếu của nhà nước nhằm thực hiện các nhiệm vụ cơ bản của nhà nước.

Hình thức và phương pháp thực hiện chức năng nhà nước

– Để thực hiện chức năng nhà nước, nhà nước phải lập ra bộ máy cơ quan nhà nước gồm nhiều cơ quan nhà nước khác nhau. Mỗi một cơ quan phải thực hiện nhiệm vụ của cơ quan ấy, đồng thời tất cả các cơ quan ấy phải phục vụ chung cho nhiệm vụ của nhà nước.

a) Hình thức thực hiện chức năng nhà nước

Để thực hiện chức năng nhà nước, có rất nhiều hình thức khác nhau, trong đó có 3 hình thức cơ bản:
+Xây dựng pháp luật
+Tổ chức thực hiện pháp luật
+Bảo vệ pháp luật

3 hình thức này gắn kết với nhau chặt chẽ, tác dụng lẫn nhau, là tiền đề, điều kiện của nhau và đều nhằm phục vụ quyền lợi của giai cấp cầm quyền (trong XHCN là quyền lợi của toàn thể nhân dân lao động).

READ:  Phân tích nguồn gốc nhà nước theo quan điểm học thuyết Mac-Lenin?

b) Phương pháp thực hiện chức năng nhà nước

Có 2 phương pháp để thực hiện chức năng của nhà nước là: thuyết phục hoặc cưỡng chế. Việc nhà nước sử dụng phương pháp nào phụ thuộc bản chất nhà nước, cơ sở kinh tế-xã hội, mâu thuẫn giai cấp, tương quan lực lượng….

Các loại chức năng nhà nước:

Để phân loại chức năng nhà nước có nhiều tiêu chí khác nhau. Tuy nhiên căn cứ chủ yếu vào phạm vi hoạt động của nhà nước, ta có thể thành chia 2 loại:

+ Chức năng đối nội: những mặt hoạt động chủ yếu của nhà nước trong nội bộ đất nước.

Ví dụ:

– Đảm bảo trật tự xã hội
– Trấn áp các phần tử chống đối
– Bảo vệ chế độ chính trị – xã hội +Chức năng đối ngoại: những phương hướng hoạt động cơ bản của nhà nước trong quan hệ quốc tế.

READ:  Hệ thống luật hành chính và quan hệ pháp luật hành chính - PLĐC

Ví dụ: – Phòng thủ đất nước

– Chống sự xâm nhập từ bên ngoài
– Thiết lập mối bang giao với các quốc gia khác.

Chức năng đối nội và đối ngoại có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, hỗ trợ, tác động lẫn nhau, trong đó chức năng đối nội giữ vai trò chủ đạo, có tính quyết định đối với chức năng đối ngoại. Việc thực hiện chức năng đối ngoại phải xuất phát từ chức năng đối nội và nhằm mục đích phục vụ chức năng đối nội.