Hình thức nhà nước? Những vấn đề cơ bản về hình thức nhà nước Việt Nam

Định nghĩa hình thức nhà nước

– Hình thức nhà nước là cách thức tổ chức quyền lực nhà nước và những phương pháp thực hiện quyền lực nhà nước đó.
– Hình thức nhà nước là khái niệm được cấu thành bởi 3 yếu tố: Chính thể, cấu trúc nhà nước, chế độ chính trị.

Các bộ phận cấu thành hình thức nhà nước

1) Hình thức chính thể

Là cách thức tổ chức, là trình tự thành lập ra cơ quan quyền lực tối cao của nhà nước cũng như xác định mức độ tham gia của nhân dân vào việc thiết lập các cơ quan này.

Có 2 loại:

a) Chính thể quân chủ: là hình thức trong đó quyền lực tối cao của nhà nước tập trung toàn bộ hoặc 1 phần vào người đứng đầu nhà nước theo nguyên tắc kế vị.

Gồm 2 loại:

– Chính thể quân chủ tuyệt đối: là hình thức trong đó quyền lực nhà nước tập trung toàn bộ vào người đứng đầu nhà nước

VD: Nhà vua trong nhà nước phong kiến VN

– Chính thể quân chủ hạn chế: là hình thức trong đó người đứng đầu chỉ nắm 1 phần quyền lực, bên cạnh đó còn có cơ quan quyền lực khác, cơ quan quyền lực này được bầu ra trong 1 thời hạn nhất định.

VD: Nhà nước Bruney.

b) Chính thể cộng hòa: là hình thức trong đó quyền lực tối cao của nhà nước tập trung vào 1 cơ quan được bầu ra trong 1 thời hạn nhất định.

Gồm 2 loại:

– Chính thể CH quý tộc: là hình thức chính thể trong đó quyền bầu cử ra cơ quan quyền lực tối cao của nhà nước chỉ áp dụng với giai cấp quý tộc. Chế độ này ở nhà nước chủ nô, phong kiến.

VD: nhà nước Aten

READ:  Quan hệ pháp luật là gì? Phân tích thành phần của quan hệ pháp luật

– Chính thể CH dân chủ: là hình thức trong đó mà quyền bầu cử ra cơ quan quyền lực tối cao của nhà nước được quy định với đại đa số nhân dân lao động trong xã hội.

VD: Nhà nước VN.

2) Cấu trúc nhà nước

Là sự cấu tạo tổ chức nhà nước thành các đơn vị hành chính lãnh thổ và tính chất, quan hệ giữa các bộ phận cấu thành nhà nước với nhau, giữa các cơ quan nhà nước ở TW với các cơ quan nhà nước ở địa phương.

Bao gồm: nhà nước đơn nhất và nhà nước liên bang

a) nhà nước đơn nhất: là nhà nước có chủ quyền chung, có lãnh thổ toàn vẹn thống nhất.

Các bộ phận hợp thành nhà nước:

– Các đơn vị hành chính – lãnh thổ ko có chủ quyền.
– Hệ thống các cơ quan nhà nước (cơ quan quyền lực, cq hành chính, cq cưỡng chế) thống nhất từ TW đến đp.
– Có 1 hệ thống pháp luật thống nhất trên toàn lãnh thổ.
– Công dân có 1 quốc tịch.

b) nhà nước liên bang:

Gồm 2 hay nhiều nhà nước thành viên hợp thành. Đặc điểm của nhà nước liên bang:

– Có chủ quyền chung, đồng thời mỗi nhà nước thành viên cũng có chủ quyền riêng.
– Có 2 hệ thống PL: của nhà nước toàn liên bang và cảu nhà nước thành viên.
– Công dân có 2 quốc tịch.
– Các nhà nước thành viên có chủ quyền riêng nhưng thống nhất với nhau về mặt quốc phòng, đối ngoại, an ninh.

c) nhà nước liên minh

Đây là sự liên kết tạm thời của 1 vài nhà nước để thực hiện những mục đích nhất định, sau khi thực hiện xong mục đích, nhà nước liên minh tự giải tán hoặc chuyển thành nhà nước liên bang.

READ:  Hãy nêu sự khác biệt cơ bản giữa hình thức chính thể quân chủ và chính thể cộng hòa?

VD: Hợp chủng quốc Hoa Kỳ được hình thành 1776 – 1778.

3) Chế độ chính trị

Là tất cả những phương pháp và thủ đoạn mà nhà nước sử dụng để thực hiện quyền lực nhà nước.
+ Có nhiều pp và thủ đoạn khác nhau mà nhà nước sử dụng, nhưng tự chung lại có 2 pp:
– Phương pháp dân chủ là pp khi thực hiện phù hợp ý chí, mục đích, nguyện vọng của đại đa số trong xã hội.
– Phương pháp phản dân chủ là pp khi thực hiện đi ngược lại nguyện vọng của đại đa số trong xã hội.
+ Tương ứng có 2 chế độ: chế độ dân chủ và chế độ phản dân chủ.
+ Chế độ chính trị phụ thuộc bản chất, nhiệm vụ, mục tiêu của nhà nước và các đk về KT, chính trị – xã hội, tương quan lực lượng trong xã hội trong từng thời kỳ khác nhau.

Hình thức nhà nước VN hiện nay: Về mặt chính thể là nhà nước chính thể cộng hòa dân chủ với đặc trưng cơ bản là nhân dân. Có cấu trúc nhà nước đơn nhất và trong chế độ chính trị thì nhà nước luôn sử dụng phương pháp dân chủ để thực hiện quyền lực nhà nước.