Hãy phân tích mối liên hệ giữa pháp luật với các hiện tượng xã hội khác – PLĐC

Hãy phân tích mối liên hệ giữa pháp luật với các hiện tượng xã hội khác (Nhà nước, kinh tế, các quy phạm xã hội khác)?

a) Pháp luật và kinh tế

– Mối quan hệ này chính là mối quan hệ giữa kiến trúc thượng tầng và cơ sở hạ tầng. Kinh tế là yếu tố quyết định. Nó được thể hiện ở 2 khía cạnh:

+Kinh tế là nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của pháp luật.
+Kinh tế quyết định toàn bộ đến nội dung, đến sự phát triển của pháp luật.

– Một đất nước có nền kinh tế phát triển mạnh mẽ thì bao giờ pháp luật cũng rất chặt và mạnh mẽ.
– Ngược lại, pháp luật không bị chi phối 1 cách tuyệt đối, mà nó có tính độc lập tương đối, nó có sự tác động trở lại đối với kinh tế. Sự tác động này xảy ra ở 2 khả năng:

+Pháp luật sẽ thúc đẩy sự phát triển của nêng kinh tế nếu những pháp luật đó là tiến bộ và phù hợp với sự phát triển của kinh tế.
+Pháp luật sẽ kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế nếu những pháp luật đó là lạc hậu, lỗi thời so với sự phát triển của nền kinh tế hay đi quá xa so với sự phát triển của kinh tế.

READ:  Phân tích nguồn gốc bản chất chức năng của Nhà nước - PLĐC

b) Mối liên hệ giữa pháp luật và nhà nước

– Nhà nước sử dụng pháp luật để củng cố, thiết lập, tăng cường quyền lực Nhà nước.
– Nhà nước ban hành pháp luật.
– Nhà nước sử dụng pháp luật là công cụ hữu hiệu để quản lý xã hội
– Quyền lực Nhà nước chỉ được tăng cường khi hệ thống pháp luật hoàn thiện, ngược lại pháp luật do Nhà nước ban hành thể hiện ý chí của Nhà nước và được Nhà nước đảm bảo thực hiện, trong đó có các biện pháp cưỡng chế Nhà nước.
– Nhà nước và pháp luật là 2 hiện tượng thuộc kiến trúc thượng tầng ko thể tồn tại tách rời nhau, Nhà nước ko thể tồn tại thiếu PL vì khi đó quyền lực Nhà nước ko được củng cố, thiết lập, tăng cường. Ko có Nhà nước thì PL ko được thực hiện

c) Pháp luật và các quy phạm xã hội khác

Pháp luật là hạt nhân của hệ thống quy phạm xã hội khác:

READ:  Khái niệm, đặc điểm và các loại trách nhiệm pháp lý

– Pháp luật tác động mạnh mẽ tới các quy phạm xã hội. Pháp luật có nội dung tiến bộ ảnh hưởng tích cực tới đạo đức xã hội, tập quán, truyền thống; pháp luật có nội dung lạc hậu sẽ ảnh hưởng ngược lại.

– Những quy tắc đạo đức tập quán quan trọng, tốt, có giá trị đa phần có thể được ban hành thành những quy phạm pháp luật.

– Các quy phạm của tổ chức xã hội phải phù hợp ko được trái với pháp luật. Vì pháp luật là ý chí chung mang tính nhà nước còn quy phạm của tổ chức xã hội chỉ mang ý chí của cộng đồng trong xã hội nên phải phục tùng ý chí chung của Nhà nước.